Cây phát tài núi hay còn gọi là phất dụ rồng, tên khoa học của nó là Dracaena Draco, là một loài cây thường xanh sống lâu năm, trong tự nhiên có thể cao tới 15m, nguồn gốc từ châu Phi. Khi còn non thì nó có một thân duy nhất nhưng khi vào khoảng 10–15 tuổi và bắt đầu phân nhánh, mỗi nhánh phát triển trong khoảng 10–15 năm rồi lại phân nhánh tiếp nên cây trưởng thành trong tự nhiên có hình dáng giống như chiếc ô. Nó phát triển rất chậm, 10 năm mới cao khoảng 1.2m. Khi thân ngừng phát triển thì ra hoa, hoa có màu trắng, thơm như hoa huệ.
Cây phát tài núi trồng làm cảnh quan sân vườn hoặc cây cảnh thường chỉ giữ 2 – 3 nhánh, lá giống như những thanh kiếm tòe ra từ đỉnh thân và có thể dài tới 60cm. Khi thân cây bị cắt hoặc dập thì nó sẽ tiết ra nhựa màu đỏ nên còn được gọi là cây huyết rồng.
Hướng dẫn trồng & chăm sóc cây
Cây có thể trồng được cả trong nhà và ngoài trời, ở vùng khí hậu ấm áp, nó không ưa thời tiết lạnh cho lắm. Nên trồng trên đất pha cát tơi xốp, nhẹ, thoát nước tốt.
1. Trồng & chăm sóc
- Nhiệt độ để cây phát triển tốt nhất là 16 – 27°C, dù vậy cũng có giống chịu được nhiệt độ dưới 10°C và cao hơn 35°C.
- Tưới nước: Mặc dù có khả năng chịu khô hạn (tưới nước 1 lần mỗi tuần ngay cả vào mùa hè) nhưng lại không chống chịu được tình trạng bị ngập nước. Vào mùa hè nên tưới nước hàng ngày hoặc khi mặt đất bắt đầu hơi khô. Vào mùa đông thì 2 – 4 ngày tưới một lần hoặc khi mặt đất bắt đầu hơi khô. Lá xoăn lại chứng tỏ cây thiếu nước.
- Ánh sáng: Cây cần nhiều ánh sáng và nên trồng ở nơi có ánh nắng đầy đủ hoặc bóng râm một phần. Cây con mới trồng hoặc mới chuyển chậu thì có thể bị cháy nắng, tốt nhất nên để ở nơi có ánh nắng gián tiếp trong 2 – 3 ngày trước khi chuyển ra ngoài trời. Nếu trồng cây trong nhà thì đặt ở gần cửa sổ và đảo bảo nhận được ánh sáng gián tiếp ~ 10 tiếng/ ngày.
- Bón phân: Đối với cây trưởng thành, bạn chỉ cần bón một lượng nhỏ mỗi năm một lần vào mùa xuân bằng loại phân hỗn hợp NPK tỷ lệ 5-10-5. Đối với cây con trong giai đoạn sinh trưởng, bón phân lỏng hoặc phân tan chậm 15 ngày / lần.
Đổ bầu và thay chậu : Thay chậu cây này hai năm một lần, hoặc thậm chí hàng năm nếu có thể. Theo thời gian, khi chúng trưởng thành, chúng có thể nặng phần ngọn khi phát triển thành cây hình ô, vì vậy hãy đảm bảo sử dụng chậu hoặc chậu trồng cây nặng hơn. Nhớ sử dụng chậu thoát nước tốt để tránh đọng nước, thối rễ.
2. Các vấn đề thường gặp
2.1. Lá mới có đốm
Nếu những chiếc lá mới mọc ra từ cây có những đốm trắng hoặc vàng, đặc biệt là xung quanh mép lá thì cây của bạn đang mắc một căn bệnh có tên là Flecking Dracaena maranta và nó chủ yếu liên quan đến ngưỡng nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ở trên.
2.2. Lá chuyển màu vàng
Nếu nước tưới chứa nhiều chất florua có thể khiến lá chuyển sang màu vàng. Kiểm tra cả các khoáng chất trong đất và phân bón xem hàm lượng florua có cao không.
2.3. Lá có đốm đỏ
Lá có màu đỏ hoặc có đốm nâu có thể là dấu hiệu cho thấy cây bị bệnh đốm lá. Khắc phục bằng cách tưới nước hoặc sử dụng thuốc diệt nấm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.