Cây duối có tên khoa học là Streblus asperm, loài này có nguồn gốc từ Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia và Việt Nam.
Cây duối trong tự nhiên cao trung bình 4 – 8m, cây lớn có thể cao tới 12m. Lá duối có hình trứng nhọn hoặc gần giống hình thoi, dài 3 – 10 cm, rộng 1 – 2.5cm, mép lá có răng cưa và bề mặt lá thô ráp. Mặt lá rất ráp. Duối là loại cây đơn tính nên mỗi cây chỉ nở hoa đực hoặc hoa cái. Nếu hoa đực thì có hình cầu màu vàng xanh hoặc màu trắng, đường kính hoa 4 – 7mm, cuống ngắn còn nếu hoa cái thì có màu xanh, thường mọc thành cặp, lá đài to và gần như bao bọc lấy quả. Quả duối có hình trứng, màu vàng, đường kính chỉ ~ 1cm, vỏ mềm và có nhiều thịt, khi chín thì ăn có vị ngọt. Hạt có hình trứng, dài 5 – 6mm.
- Nó ra hoa từ tháng Giêng – tháng 3. Cây đơn tính nên được trồng theo tỷ lệ cây cái và cây đực 3:1 để có năng suất quả cao.
- Ra quả vào tháng 4 – tháng 5.
I. Một số công dụng
1. Làm thuốc
- Dùng rễ cây này để điều trị bệnh phù chân voi hoặc chữa các vết loét, đôi khi được dùng làm thuốc giải độc do rắn cắn, giảm cân.
- Thân cây dùng để trị đau răng, vỏ thân cây được sử dụng để hạ sốt, chữa táo bón, tiêu chảy, trĩ, phù nề.
2. Nguyên liệu công nghiệp
- Nó rất cần thiết cho ngành sản xuất giấy của Thái Lan trong hơn 700 năm qua. Giấy có khả năng đàn hồi ngay cả trong điều kiện độ ẩm cao, có khả năng chống cháy, ố vàng.
- Lá dùng làm giấy nhám tự chế cho ngành gỗ.
II. Hướng dẫn trồng & chăm sóc cây
- Đất hỗn hợp thoát nước tốt.
- Bón phân hỗn hợp: Trong năm đầu tiên bón 6-8 kg phân chuồng và phân NPK tỷ lệ 50:30:40g cho mỗi cây. Sang năm thứ hai thì nên bón 75:40:40g NPK cho mỗi cây và 100:50:70g NPK cho mỗi cây trong những năm tiếp theo. Nên bón thành từng vòng cách gốc cây 30 cm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.