Cây phong lá đỏ là một loại cây rụng lá được tìm thấy ở Bắc Mỹ, nó là biểu tượng của Canada và cũng xuất hiện trên lá cờ của nước này. Đặc điểm của cây phong đỏ không thể nhầm lẫn với bất kỳ loài thực vật nào khác, đó là vì toàn bộ những chiếc lá trên cây sẽ chuyển sang màu đỏ tươi trước khi rụng, tạo nên một khung cảnh cực kỳ tráng lệ.  Một điểm đặc biệt nữa là nó có khả năng chịu lạnh tới -32°C. Các loài trong chi Phong (Acer) với hơn 200 loài cũng không giống nhau về phương pháp trồng trọt, thời điểm rụng lá, kích thước hoặc hình dạng. Điểm chung duy nhất của những loài trong chi này là màu lá rất đẹp.

I. Đặc điểm hình thái & sinh trưởng

1. Đặc điểm hình thái

Cây phong đỏ có tên khoa học là Acer rubrum, là một loài thân gỗ rụng lá cận nhiệt đới có kích thước trung bình, cây cao khoảng 15m nhưng có cây cao tới 40m, đường kính thân ngang ngực là 50 – 200cm, có thể sống từ 100 – 200 năm, đôi khi lâu hơn nữa. Vỏ cây có màu xám đen và nhẵn.

  • Lá dài trung bình từ 5 – 10 cm, có 3 – 5 thùy không đều, mặt trên của lá có màu xanh nhạt trong khi mặt dưới có màu trắng. Vào mùa thu, lá chuyển sang màu vàng, cam rồi đỏ tươi trước khi rụng, màu sắc của lá phụ thuộc rất nhiều vào giống.
  • Hoa đơn tính, hoa đực và hoa cái mọc thành cụm riêng biệt. Hoa cái có màu đỏ với 5 cánh hoa rất nhỏ còn hoa đực chỉ có nhị hoa màu vàng và được sinh ra bằng các chồi ngắn trên cành. Ra hoa vào đầu năm.
  • Quả có màu sắc khác nhau từ đỏ, nâu hoặc vàng, chín từ cuối tháng 5 – đầu tháng 6 và treo ở trên cây cho đến mùa đông.

Màu sắc của lá chuyển sang màu đỏ hoặc vàng là do trong lá có chứa một số yếu tố vật chất quyết định màu sắc (diệp lục). Anthocyanin có màu đỏ và sẽ chuyển sang màu tím khi tiếp xúc với kiềm còn Carotene có màu cam hoặc màu vàng. Vào mùa xuân, những chiếc lá mới sẽ có màu hơi đỏ chủ yếu là do anthocyanin, khi lá già và bắt đầu quang hợp để tổng hợp một lượng lớn lục lạp và diệp lục thì dần chuyển sang màu xanh lục. Vào mùa thu, khi nhiệt độ giảm xuống, cây ngừng tổng hợp chất diệp lục và lục lạp bắt đầu phân hủy thành năng lượng dự trữ để chuẩn bị cho mùa đông. Kết quả là lá lại có màu sắc của anthocyanin và caroten, nếu tỷ lệ anthocyanin lớn thì lá màu đỏ là chủ yếu còn nếu tỷ lệ carotene lớn thì lá sẽ có màu vàng là chủ yếu, nếu tỷ lệ của cả 2 bằng nhau thì lá sẽ có màu vàng cam.

Anthocyanin và carotene được chuyển hóa từ đường nên muốn lá cây có màu đỏ thì cần chuyển hóa nhiều anthocyanin hơn, nó phụ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm không khí cao.

Đặc-điểm-hình-thái-&-sinh-trưởng-của-phong-lá-đỏ
Đặc-điểm-hình-thái-&-sinh-trưởng-của-phong-lá-đỏ

2. Đặc điểm sinh trưởng

Đây là loài cây cận nhiệt đới ưa khí hậu ẩm và ấm, ưa ánh sáng nhưng tránh ánh nắng mặt trời, chịu bóng râm tốt hơn. Yêu cầu về đất trồng không khắt khe, thích hợp trồng ở nơi đất thịt pha cát trung tính hoặc hơi chua (axit), giàu mùn. Loài này có sức sống mạnh mẽ, chịu được sương giá khắc nghiệt.

Loài này có khả năng chống lại các khí độc hại, thậm chí hấp thụ khí clo nên cũng được trồng để làm cây phủ xanh chống ô nhiễm môi trường.

Phong-lá-đỏ-Đặc-điểm,-ý-nghĩa,-giá,-cách-trồng-&-chăm-sóc
Phong-lá-đỏ-Đặc-điểm,-ý-nghĩa,-giá,-cách-trồng-&-chăm-sóc

II. Tác dụng & ý nghĩa của cây

1. Tác dụng

1.1. Giá trị kinh tế

  • Nhựa của cây được sử dụng để sản xuất xi-rô hoặc đường vì nó ít đường hơn so với các loài phong khác. Bánh quy lá phong là loại bánh quy có nhân của Canada (Quebec) với nhân kem có hương vị xi-rô. Những chiếc bánh quy cũng có hình chiếc lá phong, biểu tượng quốc gia của Canada.
  • Gỗ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, dác gỗ màu trắng, tâm gỗ màu đỏ nhạt, thớ mịn, nhìn chung dễ gia công, chủ yếu làm cửa, bệ.
  • Chiết xuất polyphenol, Maplexin F trong vỏ cây có thể chống oxy hóa.

1.2. Giá trị làm cảnh

Cây có thể chịu đựng tốt với các điều kiện khí hậu và môi trường của thành phố, rất thích hợp làm cây trồng dọc theo đại lộ hoặc trong công viên và cảnh quan đô thị, đặc biệt là trên những con đường hẹp và khu dân cư vì cây có tán lá khá hẹp.

III. Hướng dẫn trồng & chăm sóc cây

1. Trồng & chăm sóc

  • Đất trồng tốt nhất cho cây phong là đất trung tính hoặc hơi chua, độ pH của đất từ ​​5.5 – 7.5 nhưng nên là hỗn hợp giàu mùn.
  • Nó có thể chịu được nhiệt độ vào mùa đông xuống tới -30°C, tất nhiên môi trường ấm áp sẽ là tốt nhất.
  • Bón phân mỗi tháng một lần từ tháng 5 – tháng 8 hàng năm. Từ tháng 9 trở đi thì bón phân lỏng chủ yếu là kali, như dung dịch kali sunfat 1%.

Đào sâu hố trồng đường kính 60cm, sau đó trộn một ít đất với phân hữu cơ hoặc phân tan chậm rồi đổ xuống đáy hố để tạo dinh dưỡng cho đất. Khi trồng chú ý độ sâu của cây phải ngang bằng với miệng hố trồng, không nên trồng cây quá sâu hoặc quá nông.

Hướng-dẫn-trồng-&-chăm-sóc-cây-phong-đỏ
Hướng-dẫn-trồng-&-chăm-sóc-cây-phong-đỏ

Kiểm soát sâu bệnh

  1. Các loài gây hại dưới lòng đất bao gồm sâu bọ, dế chũi cắn vào gốc và thân cây con, dễ làm cây con chết. Nếu phát hiện thì bạn có thể phun phoxim EC 50% tỷ lệ 1: 1000 – 1200 lần nước vào rễ.
  2. Các loài ăn lá như sâu gai, rệp khiến cây con sinh trưởng kém. Bạn có thể phun imidacloprid 10% tỷ lệ 1:1200 – 1500 lần nước.
  3. Các loại sâu đục thân như bọ sừng dài, sâu đục thân khiến cây phong trưởng thành chết. Bạn có thể phun cypermethrin tỷ lệ 1:1500 – 2000 lần nước, 15 ngày/ lần và phun 2 lần liên tiếp.
  4. Các bệnh thường gồm đốm nâu, phấn trắng, rỉ sét… nhưng chủ yếu xảy ra ở cây < 1 năm tuổi. Bạn có thể phun dung dịch thuốc trừ sâu như chlorothalonil, carbendazim, doxorubicin, thiophanate-methyl và các loại hóa chất khác để phòng, trừ bệnh.

IV. Phương pháp nhân giống

Các phương pháp nhân giống cây phong lá đỏ là gieo hạt, ghép và giâm cành.

1. Gieo hạt

Khi quả chín thì thu hoạch quả và lấy hạt, tốt nhất là gieo luôn để tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Ngoài ra có thể bảo quản hạt giống trong 1 – 2 năm. Gieo hạt vào đất cát, phủ lớp đất mịn dày 2 cm sau khi gieo và tưới nước. Do hạt thường ở trạng thái ngủ nên nó cần được phân tầng ở nhiệt độ thấp trước khi gieo khoảng 30 – 40 ngày (cho vào tủ lạnh để đẩy nhanh quá trình ngủ đông), trước khi làm lạnh thì khử trùng trước bằng thuốc tím 0,5% trong 20 phút, rửa sạch bằng nước sạch, sau đó sấy khô.

nhân-giống-bằng-phương-pháp-gieo-hạt
nhân-giống-bằng-phương-pháp-gieo-hạt

2. Ghép cành

Nên sử dụng gốc ghép là cây phong nhật (tên khoa học Acer palmatum) hoặc phong Trung Quốc (Acer sinense) sống được 2 – 4 năm tuổi, ghép vào tháng 3 – 4, phương pháp này thường áp dụng ở một số loài quý hiếm. Đầu mùa hè là thời kỳ sinh trưởng cao điểm nên có nhiều nụ, chọn những nụ có cuống lá dài 1cm.

nhân-giống-cây-phong-bằng-phương-pháp-giâm-cành
nhân-giống-cây-phong-bằng-phương-pháp-giâm-cành

3. Giâm cành

Việc giâm cành thường được thực hiện vào mùa mưa từ tháng 6 – tháng 7. Chọn những cành khỏe dài khoảng 20 cm và có 2 – 3 chồi để cắt, nhúng nhanh vào bột axit axetic naphthalene 1000 mg/kg hoặc dung dịch kích rễ rồi giâm vào đất hỗn hợp đá vermiculite (hoặc đá trân châu) và đất than bùn. Chú ý che bóng, phun nước giữ ẩm, khoảng 1 tháng sau cành sẽ bắt đầu bén rễ. Trước khi gieo thì nên khử trùng đất bằng dung dịch thuốc diệt nấm carbendazim 80% tỷ lệ 1:1000 lần nước và để khô 1 – 2 ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.