Hoa tử đằng là một loại cây rất đẹp và cũng là một trong những loài hoa bonsai được nhiều người yêu hoa rất ưa chuộng, nó nở hoa vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 hàng năm.

I. Đặc điểm hình thái & sinh trưởng

1. Đặc điểm hình thái

Hoa tử đằng có tên khoa học là Wisteria sinensis, là một loại cây thân gỗ rụng lá thuộc họ Fabaceae có tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 25 – 30 cm, chiều cao cây trường thành là khoảng 10m, có một số giống có thể cao hơn 15m.

  • Thân dày và cong, vỏ cây có màu nâu xám nhạt.
  • Lá mọc so le, lá là lá kép lông chim lẻ gồm 7 – 13 lá chét, hình trứng thuôn dài 5cm và rộng 2 – 4cm.
  • Cụm hoa rủ xuống, dài 15 – 30 cm với khoảng 50 – 100 hoa, hoa lớn, cánh hoa hình con bướm và có màu tím hoặc tím đậm, rất đẹp và có mùi thơm. Thời kỳ ra hoa là tháng 4 – tháng 5, cây trồng được 3 – 5 năm tùy giống sẽ bắt đầu nở hoa.
  • Quả là quả nang, dẹt và dài 10 – 20 cm, 1.5 – 2cm, vỏ quả có nhiều lông, bên trong có 3 – 5 hạt. Hạt có màu nâu bóng tròn và đường kính khoảng 1.5cm, thời gian ra quả là từ tháng 5 – tháng 8.

2. Đặc điểm sinh trưởng

Đây là loại cây trồng thích hợp ở vùng ôn đới ấm áp, có khả năng thích ứng mạnh với nhiều kiểu khí hậu nhưng chịu lạnh tốt hơn, chịu ẩm tốt và có thể sống trên đất nghèo dinh dưỡng, ưa ánh sáng mặc dù có thể trồng ở trong bóng râm.

Ở các nước phương Tây, việc chào đón khách bằng cách gửi tặng hoa tử đằng là thể hiện lòng hiếu khách. Cây tử đằng khỏe mạnh, đơn giản, cành lá tươi tốt mềm mại, tràn đầy sức sống.

3. Một số loài tương tự

  • Wsteria floribunda (Tử đằng Nhật) có hoa màu xanh tím, chiều cao cây trung bình là 8 – 10 m. Loài này có khả năng chống chịu sương giá cao hơn loài trên (xuống tới -23°C).
  • Wsteria venusta có cụm hoa kép màu trắng hoặc màu tím, cây cũng cao tầm 10 m. Chiều dài của chùm hoa là khoảng 20 cm, thường nở từ tháng 5 đến tháng 6. Quả là những quả dài, có thể dài tới 20 cm.
  • Wisteria frutescens có chùm hoa màu xanh tím nhỏ hơn so với loài trên, đã phát triển ở Crimea từ thời cổ đại và bạn có thể trồng loài này trong chậu.
  • Wisteria macrostachya nở hoa vào tháng 6 và kéo dài khoảng 2 tuần, chùm hoa màu xanh có thể dài tới 25 cm. Loài này cũng có khả năng chống chịu băng giá cực tốt cho dù nhiệt độ xuống -38⁰C.
cây-tử-đằng-Wisteria-sinensis
cây-tử-đằng-Wisteria-sinensis

II. Tác dụng của hoa tử đằng

1. Tác dụng

1.1. Làm thuốc, thực phẩm

Hoa tử đằng có thể dùng để chiết xuất tinh dầu thơm. Hạt của cây hơi độc vì chứa xyanua nhưng nó cũng có tác dụng chữa đau cơ, xương. Vỏ cây có tác dụng diệt côn trùng, giảm đau, cạo gió, chữa đau nhức cơ xương, đau khớp do gió, bệnh giun kim… Ở nhiều nơi, người ta thường hái hoa để hấp và ăn, rất ngon. Có người còn nấu cháo hoa tử đằng…

Cần lưu ý tất cả các bộ phận của cây đều chứa một loại glycoside gọi là visterin, chất này sẽ gây độc nếu nuốt phải, đối với trẻ nhỏ có thể dẫn đến viêm dạ dày ruột cấp tính.

1.2. Làm đẹp cảnh quan

Những bông hoa khi nở sẽ rủ xuống tạo thành chùm hoa dài màu tím hoặc màu trắng trông rất tráng lệ và nó thường được trồng làm cây leo giàn giáo sân vườn, ven hồ, hòn non bộ…

1.3. Bảo vệ môi trường

Loài thực vật này có thể chống chịu với các loại khí độc hại như sulfur dioxide và hydro oxit, đồng thời có khả năng hấp thụ bụi trong không khí nên nó được trồng rộng rãi ven đường nhàm mục đích phủ xanh.

2. Ý nghĩa

Có một truyền thuyết rất hay về ý nghĩa của hoa tử đằng. Xưa có một cô gái xinh đẹp mong muốn có một mối tình khó quên nên hàng ngày cầu nguyện với mặt trăng để điều đó thành hiện thực. Cuối cùng, Nhạc Lão cảm động nên đã nói với cô trong giấc mơ rằng: “Ta đã sắp xếp cho cô một mối tình đẹp. Khi hoa nở, cô hãy đi đến khu rừng phía sau núi, ở đó cô sẽ gặp một người đàn ông mặc trang phục màu trắng. Người đó chính là tình yêu mà cô mong muốn.”

Cô gái làm theo đúng lời dặn trong mơ nhưng chờ đợi rất lâu vẫn không đợi người đàn ông mặc áo trắng, cuối cùng đã thất vọng và bỏ về. Trên đường về nhà vô tình bị ngã xuống sườn đồi, bị thương không thể đi lại, trời gần tối nên kêu cứu, lúc này có một người đàn ông mặc đồ trắng xuất hiện, anh băng bó vết thương cho cô, từ đó hai người yêu nhau sâu đậm.

Tuy nhiên, vì gia đình chàng trai nghèo nên bị phản đối, tức nước vỡ bờ, đôi tình nhân đã nhảy khỏi vách đá và chết đi vì tình yêu. Sau này có một cái cây mọc ở rìa vách đá nơi họ nhảy xuống, nở hoa màu tím nhạt, đẹp và thanh tú. Sau này người ta gọi loài hoa này là hoa tử đằng, có người nói đây là sự tái sinh của đôi uyên ương, tử đằng sinh ra vì tình yêu và chết đi khi không còn tình yêu.

2.1. Tử đằng tím

2.2. Tử đằng trắng

Hoa tử đằng trắng gắn liền với tâm hồn tinh khiết, sạch sẽ, có khả năng thanh lọc năng lượng tiêu cực. Màu trắng của hoa cũng tượng trưng cho đức tin khiến nó trở thành một loài hoa phổ biến cho các nghi lễ tôn giáo. Ngoài ra, nó còn được cho là biểu tượng cho sự khởi đầu mới, nhắc nhở bản thân hãy biết buông bỏ quá khứ và đón nhận những cơ hội mới để phát triển và thay đổi.

Tử đằng trắng cũng xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật. Chẳng hạn trong văn học, “Bức tranh Dorian Gray” của Oscar Wilde là một tác phẩm văn học nổi tiếng có hình ảnh hoa tử đằng trắng. Trong tiểu thuyết, hoa được dùng để tượng trưng cho bản chất phù du của vẻ đẹp và tuổi trẻ, vì chúng nhanh chóng khô héo và chết đi còn trong nghệ thuật, sự duyên dáng và tinh tế của những bông hoa được thể hiện trong những bức tranh và điêu khắc tuyệt đẹp.

hướng-dẫn-trồng-và-chăm-sóc-hoa-tử-đằng
hướng-dẫn-trồng-và-chăm-sóc-hoa-tử-đằng

III. Hướng dẫn trồng & chăm sóc cây

1. Trồng & chăm sóc

Không có yêu cầu đặc biệt về đất nhưng tốt hơn là trồng cây trên chất màu mỡ vừa phải, nhẹ và ẩm, thoáng khí. Đầu tiên bạn nên đào một hố trồng cây hinh hộp có kích thước (dài x rộng x sâu) đều nhau 50cm. Ở dưới cùng hố thì sỏi mịn trộn với cát thành một lớp dày 7–8 cm nhằm tạo độ thoáng khi và thoát nước cho hố, sau đó lấp 1/3 hố bằng đất thịt trong vườn có trộn với phân hữu cơ. Tưới ẩm cho đất, đặt bầu cây vào vào lấp hố trồng lại bằng số lượng đất còn lại.

  • Năm đầu tiên trồng cây luôn là thời gian quan trọng nhất đối với loài này. Nói chung thì cây cần được tưới nước thường xuyên và dồi dào trong suốt mùa sinh trưởng, không cần tưới nước vào mùa thu đông. Bạn có thể tưới nước mỗi ngày 1 lần vào mùa hè và 1 – 2 lần một tuần vào các mùa khác.
  • Đảm bảo cây nhận được 5 – 7 giờ ánh nắng tự nhiên mỗi ngày, nếu không cây sẽ ra cành và lá nhiều nhưng ít ra hoa.
  • Vào đầu tháng 5, bạn có thể bón phân trộn hoặc phân hữu cơ vào gốc. Vào đầu tháng 7 thì bón phân NPK loãng theo tỷ lệ 4:3:3, pha loãng một nửa nồng độ khuyến nghị của nhà sản xuất. Cách 2 tuần bón 1 lần cho đến cuối tháng 9.
  • Việc cắt tỉa được thực hiện để kích thích cây ra hoa và cũng giúp tạo dáng cho cây. Để tạo thành dáng cây chuẩn, bạn cần chọn 1 chồi mạnh nhất và cắt bỏ tất cả những chồi còn lại trên một cành, còn nếu trồng theo dạng cây leo thì những cành bên mọc nhiều phải cắt bỏ. Vào mùa xuân thì cắt bỏ những chồi non nhô ra, cắt ngắn đi 20–40 cm những cành mọc dày hoặc mọc chồng chéo vào cuối mùa hè. Không nên cắt tỉa quá nhiều vì cũng sẽ khiến cây ít ra hoa.
hướng-dẫn-cắt-tỉa-cây-tử-đằng
hướng-dẫn-cắt-tỉa-cây-tử-đằng

2. Mẹo thúc đẩy ra hoa

Tháng 1 hàng năm là thời điểm mà hoa sẽ mọc chồi ngọn mới, do đó bạn nên cắt bỏ một số ngọn thích hợp nhất để cây tập trung dinh dưỡng cho những bộ phận còn lại. Nói chung, nên cắt bỏ 2/3 số ngọn mới. Vào năm thứ 2 và các năm tiếp theo, bạn có thể kiểm soát sự phát triển của cây theo chiều dọc cách chồi phía trên 70 cm. Cắt bớt 1/3 cành bên để khuyến khích cây sinh trưởng và ra hoa.

Ngoài ra vào đầu tháng 3 hàng năm, trước khi cây nở hoa khoảng 1 tháng thì có thể bón phân hỗn hợp NPK để thúc đẩy cây ra hoa nhiều hơn. Lần bón phân thứ 2 là vào giữa tháng 10, cũng hơn 1 tháng nhưng trước khi lá rụng, để cây tích lũy chất dinh dưỡng cho mùa đông.

Lý do tử đằng không nở hoa?

Đầu tiên cần lưu ý là tủ đằng không nở hoa trong 1 vài năm đầu tiên, sẽ phải mất vài năm để nó phát triển mạnh hơn và bén rễ. Tuy nhiên, việc thiếu hoa cũng có thể do các yếu tố khác như bón phân quá mức, cắt tỉa không đúng cách, sương giá hoặc trồng ở nơi không có ánh nắng. Đây là một số nguyên nhân cây không nở hoa bạn cần lưu ý:

  • Trồng cây từ hạt giống, đối với nhưng cây trồng từ hạt thì chỉ nở hoa sau 15 – 20 năm.
  • Không tưới nước quá nhiều hoặc bón phân khi cây đã trưởng thành. Loài này cần phải chịu khắc nghiệt một chút thì mới ra nụ, quá nhiều nước hoặc bón phân có hàm lượng N cao đều khiến cây hạn chế hoa.
  • Trồng trong bóng râm không được tiếp xúc với ánh mặt trời. Cây cần có ánh nắng trung bình 5 – 7 tiếng mỗi ngày để nở hoa.
phòng-trừ-sâu-bệnh-cho-cây-tử-đằng
phòng-trừ-sâu-bệnh-cho-cây-tử-đằng

3. Phòng trừ sâu bệnh

Các loài gây hại nguy hiểm nhất trên cây là rệp, rầy và bọ ve. Đôi khi những lá non cũng có thể bị sâu bướm ăn. Nếu phát hiện thì bạn có thể phòng trừ bằng các biện pháp dân gian nhưng phổ biến nhất là dùng một loại thuốc phù hợp loại trừ sâu bệnh.

  • Nếu trồng cây ở đất có độ kiềm mặn (pH cao) thì cây có thể bị nhiễm clo, dấu hiệu là lá bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt. Bón phân qua lá bằng chế phẩm có chứa sắt sẽ giúp cây chống nhiễm clo.
  • Một bệnh khác thường xảy ra là bệnh phấn trắng, trên lá có một lớp phủ màu trắng giống như mạng nhện, tác nhân gây hại là do nấm nên để diệt trừ thì bạn cần phải dùng thuốc diệt nấm theo đúng hướng dẫn.

IV. Phương pháp nhân giống

Có 2 phương pháp nhân giống hoa tử đằng phổ biến nhất là giâm cành và gieo hạt. Giâm cành được thực hiện bằng cách cắt những chồi hoặc cành mới khỏe mạnh, không có bệnh tật và côn trùng gây hại, cắm vào đất cát ẩm, chờ ra rễ rồi trồng vào chậu hoa hoặc ra vườn.

1. Xếp lớp

Vào mùa xuân sau khi nhiệt độ dần ấm hơn thì chọn chồi lâu năm và khỏe mạnh, uốn cong cành xuống gần mặt đất sau đó chôn các vị trí chồi vào rãnh đất, cố định lại, thường xuyên tưới nước vào các vị trí chồi để nó ra rễ. Ngoài ra bạn có thể sử dụng dung dịch axit indolylacetic yếu để kích thích chồi ra rễ. Đến giữa tháng 8 thì có thể bộ rễ sẽ xuất hiện ở vị trí chồi.

2. Gieo hạt

Hạt giống hoa nảy mầm một cách cực kỳ miễn cưỡng (tức là hoa nở không thơm) nên phương pháp này chỉ được sử dụng bởi những người làm vườn có kinh nghiệm. Vỏ hạt rất dày và khó nảy mầm, trước khi gieo thì cần ngâm hạt trong nước cho hạt tách vỏ ra, ngâm khoảng 1 ngày sau đó đặt hạt nằm ngang trên đất nông, chú ý đất tơi xốp.

Bạn nên sử dụng hỗn hợp cát, đất mùn lá và đất trồng cỏ làm đất gieo hạt và các khay ươm phải được phủ lại bằng vật liệu trong suốt để tạo hiệu ứng nhà kính. Sau khi gieo thì giữ hạt đã gieo ở nơi tối, nhiệt độ 25⁰C trong 1 tháng. Sau thời gian này, những chồi đầu tiên xuất hiện, bạn có thể đưa cây ra ánh sáng. Khi 2 chiếc lá đầu tiên xuất hiện thì trồng vào các bầu riêng biệt, nhớ khử trùng đất bằng dung dịch thuốc tím. Về cơ bản thì tỷ lệ nảy mầm từ hạt của tử đằng chỉ là 25%.

nhân-giống-hoa-tử-đằng-bằng-cách-gieo-hạt
nhân-giống-hoa-tử-đằng-bằng-cách-gieo-hạt

3. Giâm cành

Vào cuối mùa xuân, bạn có thể chọn những cành khỏe mạnh có chồi và cắt thành các đoạn dài 8 – 15 cm rồi giâm vào đất trồng hỗn hợp ẩm gồm đất vườn, đất than bùn, mùn lá và cát theo tỷ lệ 3:1:1:1. Vào cuối mùa hè, những cành giâm đã bén rễ có thể đem đi trồng vào chậu hoặc trồng trong vườn.

Loài này cũng sinh sản tốt (lên tới 100%) nếu bạn vẫn cắt các chồi bán thân xanh mới mọc trong năm hiện tại. Bạn có thể đẩy nhanh quá trình hình thành rễ bằng cách giâm cành giâm trong auxin tổng hợp: axit indolylbutyric (IBA), tỷ lệ 25 – 50 mg /1 lít nước; ngâm cành sâu 4 cm và giữ trong 12 – 24 giờ. Sau đó rửa sạch cành giâm bằng nước sạch và trồng trong nhà kính hoặc trong các hộp nhựa cao 15 – 20 cm.

nhân-giống-tử-đằng-bằng-phương-pháp-giâm-cành
nhân-giống-tử-đằng-bằng-phương-pháp-giâm-cành

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.