Văn hóa trồng hoa trà bắt nguồn từ Nhật Bản và trở nên phổ biến trong giới samurai. Người Nhật có truyền thống cúng dường loại cây này cho người đã khuất. Loài hoa này truyền tải một cách hoàn hảo hương vị Nhật Bản dựa trên sự bất đối xứng và gần gũi với thiên nhiên. Hoa trà my, hay sơn trà Nhật Bản là một loài cây bụi có hoa rất đẹp, lại không có nhiều yêu cầu về công chăm sóc và chỉ cần thay chậu 2 năm mỗi lần… Cây có nhiều màu hoa như trắng, hồng, đỏ, vàng và các cánh hoa xếp tầng ngăn nắp rất hoàn thiện, phù hợp làm cây trồng dịp Tết.

I. Đặc điểm hình thái & sinh trưởng

1. Đặc điểm hình thái

Cây trà my có tên khoa học là Camellia Japonica, là một loại cây bụi thân gỗ nhỏ, lá thường xanh và nở hoa vào mùa đông cận dịp Tết. Loài này có nguồn gốc ở Châu Á, hoa có các màu gồm trắng, hồng đỏ, có khả năng chịu được nhiệt độ thấp -10°C trong thời gian ngắn.

  • Cây cao trung bình 1 – 3m nhưng trong tự nhiên có thể cao tới 15 – 20 mét, đường kính thân 30 – 60cm. Thân màu trắng xám, nhẵn; cành non có màu xanh nhạt.
  • Lá đơn mọc xen kẽ, có hình trứng ngược hoặc hình elip và dài 5 – 10cm, rộng 2.5 – 5cm, đầu lá hơi nhọn, gốc lá có hình nêm, mặt trên lá có màu xanh đậm và sáng bóng còn mặt dưới có màu xanh nhạt. Mỗi lá có 7 – 8 đôi gân bên nổi rõ ở cả 2 mặt, mép lá có răng cưa mịn. Cuống lá dài 8 – 15mm và không có lông.
  • Hoa đơn hoặc hoa kép mọc ở đầu cành hoặc nách lá, đường kính hoa 6 – 8cm gần như không có cuống, có khoảng 10 lá bắc và lá đài, lá bắc hình chén dài ~ 2.5 – 3cm, hình bán nguyệt hoặc tròn và dài 4 – 20mm. mỗi hoa có từ 5 – 7 cánh hoa trở lên. Nhị hoa màu vàng hình chữ T xếp thành 3 vòng, dài khoảng 2.5 – 3cm, chỉ sợi ngoài nối ở gốc dài 1.5 cm, không có lông, bầu nhụy không có lông dài 2.5 cm, đỉnh có 3 thùy.
  • Quả nang hình cầu, đường kính khoảng 3cm. Mỗi quả có 2 – 3 ngăn, trong mỗi ngăn có một hạt.
Đặc-điểm-hình-thái-&-sinh-trưởng-của-sơn-trà-nhật-bản
Đặc-điểm-hình-thái-&-sinh-trưởng-của-sơn-trà-nhật-bản

2. Đặc điểm sinh trưởng

Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp của hoa trà my là 18 – 25°C mặc dù nó có thể chịu lạnh tới -20°C, quá trình nảy mầm từ hạt khi nhiệt độ trên 12°C và cây ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ trên 30°C. Nhiệt độ thích hợp để hoa nở là 10 – 20°C. Các giống chịu lạnh có thể chịu được -10°C trong thời gian ngắn. Nếu nhiệt độ cao hơn 35°C vào mùa hè thì có thể làm cháy lá.

Nó thích môi trường ẩm 70 – 80%, tránh đất khô hạn và không úng nước. Trà my là loại cây bán râm, thích hợp trồng ở nơi có ánh sáng gián tiếp, nếu trồng ở nơi được che bóng hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa. Cây càng già thì càng cần nhiều ánh sáng tự nhiên. Thời kỳ ra hoa của hoa thay đổi tùy thuộc vào giống và điều kiện khí hậu nhưng thông thường nó sẽ ra hoa vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa đông. Thời gian ra hoa cũng khác nhau và có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Hoa có mùi thơm nhẹ, kiểu dáng rất đẹp.

Hoa-trà-my-Đặc-điểm,-ý-nghĩa,-giá,-cách-trồng-&-chăm-sóc
Hoa-trà-my-Đặc-điểm,-ý-nghĩa,-giá,-cách-trồng-&-chăm-sóc

3. Các loài tương tự

Như các nhà sử học gợi ý, những người châu Âu đầu tiên biết đến hoa trà là người Bồ Đào Nha ở thuộc địa Ma Cao lúc bấy giờ trên bờ biển phía nam Trung Quốc. Do đó, loài đầu tiên (Camllia sinensis) đã đến châu Âu vào thế kỷ 16. Đối với hoa trà Nhật Bản, thời điểm chính xác chúng xuất hiện ở châu Âu vẫn chưa được biết chính xác. Lần đề cập đầu tiên có từ năm 1739 kể về 2 cây hoa trà ở một trong những nhà vườn tại Anh. Nhiều nguồn xác nhận rằng họ chỉ biết đến sự tồn tại của trà my vào thế kỷ 18, khi nhà truyền giáo Dòng Tên Joseph Kamel mang 2 cây giống cây bụi kỳ lạ từ châu Á.

Qua nhiều thế kỷ lai tạo bởi các nhà thực vật và nhà làm vườn, có hơn 30.000 giống hoa trà đã được nhân giống trên khắp thế giới, nhiều giống dựa trên 4 loài chính là Camellia japonica, Camellia sasanqua, Camellia reticulata và Camellia saluenensis.

II. Tác dụng & ý nghĩa của cây

1. Tác dụng

2. Ý nghĩa

Ý nghĩa của trà my là biểu tượng cho tình yêu lý tưởng và khiêm tốn. Người ta cho rằng hoa trà nở lặng lẽ trong sân vào cuối mùa thu khi thời tiết mát mẻ tượng trưng cho phẩm chất khiêm nhường không khoe khoang, còn khi hoa trà héo thì bông hoa không rụng thể hiện sự vương vấn trong tình yêu và thể hiện sự kiên trì trong việc theo đuổi lý tưởng của mình.

III. Hướng dẫn trồng & chăm sóc cây

1. Trồng cây

Thời điểm lý tưởng trong năm để trồng cây là tháng 3 – 4 và tháng 10 – 11, quan trọng là tránh trồng vào mùa đông khi xuất hiện sương giá.

  • Đất trồng phải là đất chua có độ pH 5 – 6.5. Nếu đất kiềm có đá vôi thì sẽ phải đào một cái hố rộng khoảng 1m và sâu cũng 1m, sau đó lấp xung quanh hố bằng đất trồng rau, cát, mùn lá và đá vermiculite. Bạn có thể chuẩn bị 50% đất đồi (đất mùn đỏ), 40% mùn cưa, 10% phân bánh hoặc phân chuồng. Nếu trồng trong chậu thì nên chọn chậu có đường kính bằng 1.5 lần đường kính bầu cây (quanh bộ rễ).
  • Cây cần ánh sáng thích hợp, tốt nhất là ánh sáng gián tiếp, tránh trồng dưới ánh nắng gắt vào mùa hè, các mùa còn lại có thể trồng ngoài trời. Mùa hè nếu trồng ngoài trời thì nên làm lưới che nắng 75%, bắt đầu từ 9 giờ sáng, che từ 1 đến 5 giờ chiều.
  • Nhiệt độ sinh trưởng là 18 – 25°C, độ ẩm tương đối từ 60 – 65%. Mặc dù nó có khả năng chịu được nhiệt độ thấp nhưng nếu nhiệt độ đột ngột giảm xuống 0°C hoặc có gió bấc khô hanh thì nên trồng vào nhà.
  • Tưới nước thường xuyên nhưng không được để đất úng nước.
  • Bón phân hợp lý:
    • Vào mùa khô cứ 4 – 5 ngày bón phân lỏng, loãng.
    • Vào mùa mưa thì bón phân khô như phân gà, phân vịt.
    • Khi hoa trà tàn và ra chồi lá mới thì bón phân đạm kịp thời để thúc đẩy cây phát triển lá.
    • Từ tháng 5 – tháng 6 khi cành mới bắt đầu hình thành nụ thì bón phân lân để thúc đẩy cây ra hoa tươi, nhiều.
    • Từ cuối mùa thu cây phát triển chậm dần, để tăng khả năng chống chịu sương giá thì bón phân kali 1 – 2 lần trước mùa đông.

Nên cắt tỉa và thay chậu hàng năm. Cắt những cành bị sâu bệnh hoặc cành nào có nhiều nhánh con, nên cắt vào mùa xuân hoặc hạ sau khi cây nở hoa. Đây cũng là thời điểm thay chậu tốt nhất, sau khi thay chậu thì không bón phân ngay. Lặp lại quy trình trên sau khi cây phát triển tốt ở đất mới. Nụ hoa rụng có thể do hạn hán kéo dài không được tưới nước, hoặc có thể do bạn bón phân quá muộn.

Hướng-dẫn-trồng-&-chăm-sóc-cây-trà-my
Hướng-dẫn-trồng-&-chăm-sóc-cây-trà-my

2. Phòng trừ sâu bệnh

Các loài gây hại phổ biến bao gồm rệp sáp, ve, chúng thường hút nhựa cây trên thân làm cho cây yếu đi, thân có thể bị còi cọc. Còn các bệnh thường gặp nhất là bệnh đốm lá, virus đốm vàng hoặc bệnh thối rễ. Bạn có thể diệt trừ các loài sâu bệnh bằng dung dịch cồn hoặc xà phòng pha loãng phun lên lá (khoảng 0.5l dung lịch/10l nước).

  • Khi nhiệt độ tăng lên, số lượng rệp cũng tăng theo. Biện pháp phòng trừ là phun omethoate 40% hoặc 50% dimethoate tỷ lệ 1:1200-1500 lần nước.
  • Côn trùng cánh vảy thường gây hại từ giữa tháng 4 – cuối tháng 5. Phương pháp phòng trừ là bắt bằng tay hoặc phun thuốc trên.
  • Bệnh phấn trắng xảy ra từ tháng 5 – tháng 6 gây ra các triệu chứng như vàng lá, chết lá, cong chồi. Cần chú ý đến độ thông gió và ánh sáng tự nhiên, bón ít phân đạm và tăng thêm phân lân + kali.
  • Khi nhiệt độ cao trên 20°C và độ ẩm cao, cây non dễ bị thối rễ hoặc bệnh bạc lá. Khi này cần kiểm soát lượng nước tưới, không để đất ẩm. Giai đoạn đầu bạn có thể phun 1% sắt sunfat  hoặc desentonium 50% tỷ lệ 1: 200 – 400 lần nước.
  • Bệnh gỉ sắt gây hại cho cây khi ra nụ. Giải pháp là loại bỏ những chồi bệnh để ngăn nguồn lây nhiễm, kết hợp phun 15% fentanin tỷ lệ 1: 700-1000 lần nước trong giai đoạn đầu.

IV. Phương pháp nhân giống

1. Giâm cành

Thời điểm thích hợp nhất để giâm cành là vào giữa tháng 6 – cuối tháng 8, chọn những cành có mô ngoài chắc, lá nguyên và chồi lá đầy đủ, cắt cành dài 8 – 10 cm, còn lại 2 lá ở đầu. Nên cắt cành vào sáng sớm, sau đó cắm vào đất ươm sâu khoảng 3 cm rồi dùng ngón tay ấn chặt đất xung quanh. Đất ươm cần được che bóng và phun nước hàng ngà để giữ ẩm cho đất, đồng thời nên duy trì nhiệt độ ở mức 20 – 25°C. Vết cắt sẽ lành sau khoảng 3 tuần vào có thể nảy mầm sau khoảng 6 tuần. Sau khi rễ dài  3 – 4 cm thì có thể trồng ra chậu. Để cành giâm ra rễ thì nên dùng thuốc kích rễ như axit indolebutyric 0,4% – 0,5%, nhúng vết cắt trong 2 – 5 giây sẽ tăng khả năng ra rễ cho cành.

nhân-giống-giâm-cành-trà-my
nhân-giống-giâm-cành-trà-my

2. Phân lớp

Vào mùa mưa, chọn những cành khỏe mạnh trên 1 năm tuổi, tách lớp vỏ theo vòng tròn cách ngọn ~20 cm, vòng tròn rộng ~1cm, bó lại bằng đất mùn lá mốc rồi dùng màng nhựa bọc lại để giữ ẩm, vết cắt có thể sẽ bén rễ sau khoảng 60 ngày, say đó có thể cắt cành và trồng vào chậu như một cây mới.

3. Gieo hạt

Hạt được thu hoạch vào tháng 10 sau đó bảo quản qua mùa đông trong cát, gieo vào đầu tháng 4 năm sau, khi cây con cao 4 – 5cm thì có thể trồng ra chậu mới. Đất ươm là hỗn hợp vermiculite, mùn lá, phân bánh, gieo hạt và phủ dày ~6mm, duy trì nhiệt độ phòng 21°C, 15 ngày sau khi gieo hạt sẽ bắt đầu nảy mầm, chiều cao của cây con có thể đạt 8 cm trong vòng 30 ngày.

nhân-giống-từ-hạt-cho-cây-sơn-trà
nhân-giống-từ-hạt-cho-cây-sơn-trà

4. Nuôi cấy mô

Thường áp dụng trong phòng thí nghiệm. Mẫu cấy được cắt thành đoạn dài 1cm sau khi khử trùng định kỳ và tiêm 1mg/L kinetin, 1mg/L 6-benzylaminoadenine, 0.1mg/L axit indoleacetic. Mô sẹo có thể được hình thành sau 4 tuần nuôi cấy. Các nhánh riêng lẻ bắt đầu hình thành, sau đó ngâm trong dung dịch axit indolebutyric 0.5mg/L trong 20 phút rồi chuyển sang môi trường 1/2MS. Rễ sẽ phát triển sau 4 tuần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.