Hoa ngũ sắc hay còn gọi là Trâm ổi, bông ổi, thơm ổi, nó có tên khoa học là Lantana camaramột loàii cây bụi mọc thẳng hoặc thân leo thuộc chi Lantana, họ Verbenaceae (họ Cỏ roi ngựa), ban đầu được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới châu Mỹ, nhưng hiện nay phân bố ở hầu hết các vùng nhiệt đới.

Hầu hết các loài thuộc họ Verbenaceae đều có mùi đặc biệt bao gồm cả ngũ sắc, nhiều người không quen sau khi ngửi hoa sẽ cảm thấy chóng mặt. Nhưng điều làm nên giá trị của loài này chính là màu sắc sặc sỡ của bông hoa.

Hoa-ngũ-sắc-Đặc-điểm,-ý-nghĩa,-giá,-cách-trồng-&-chăm-sóc
Hoa-ngũ-sắc-Đặc-điểm,-ý-nghĩa,-giá,-cách-trồng-&-chăm-sóc

I. Đặc điểm hình thái & sinh trưởng

1. Đặc điểm hình thái

Hoa ngũ sắc là một loài cây bụi lùn thường xanh và sống lâu năm, có thể cao từ 0.5 – 2m. Thân và lá có mùi hăng, còn quả, thân và lá lại có độc tính và có tính độc rất mạnh.

  • Thân và cành nhánh có kích thước tương tự, vỏ thân của cành non có màu xanh và chuyển dần sang nâu khi già. Nhìn chung cành thường có hình trụ nhưng đôi khi lại có hình lăng trụ vuông.
  • Lá có kích thước dài 2 – 12cm và rộng 2 – 6cm, lá hình trứng hoặc hình bầu dục, có cuống và mọc đối nhau dọc theo thân, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa; bề mặt lá thô ráp và nhăn, có màu xanh nhạt đến hơi vàng.
  • Hoa mọc thành cụm ở ngọn hoặc nách lá, cuống hoa dài 2 – 9cm và gồm nhiều hoa nhỏ, đường kính hoa khoảng 4cm. Cánh hoa hình ống, có bầu nhụy màu trắng, vàng, cam, hồng và có thể đổi màu khi trưởng thành. Ống tràng dài tới 1.2 cm, cong, có lông mu ở mặt ngoài, phần rìa của tràng hoa có đường kính tới 0.9 cm, lúc đầu có màu hồng hoặc vàng còn khi ra hoa có màu đỏ hoặc cam. Ra hoa nhiều trong suốt mùa hè.
  • Quả là quả hạch có đường kính 5mm chứa nhiều thịt, quả có hình cầu và khi chín có màu xanh hoặc tím đen, bên trong có 2 hạt.

2. Đặc điểm sinh trưởng

Hoa ngũ sắc phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, phần lớn có nguồn gốc từ Nam Mỹ ở độ cao 2.000m so với mực nước biển. Màu sắc hoa của sẽ thay đổi theo thời gian tiếp xúc với ánh nắng. Ngũ sắc thích khí hậu ấm áp, ẩm ướt và nhiều nắng, độ ẩm của đất ở mức 60 – 70% là phù hợp. Nếu trồng ở nơi thiếu ánh sáng có thể khiến thân và lá dài và giảm số lượng hoa nở.

II. Tác dụng & ý nghĩa của hoa

1. Tác dụng

1.1. Làm thuốc

Theo y học cổ truyền thì hoa, lá hoặc cành đều được ứng dụng làm dược liệu: Hoa có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu; lá có tác dụng giảm sưng tấy, giải độc, đánh gió, giảm viêm ngứa; rễ có tác dụng thanh nhiệt, tiêu mủ. Liều dùng khuyến nghị là 5 – 10gr hoa, 15 – 30gr lá hoặc rễ cho mỗi lần sắc thuốc.

  • Lá tươi 15 – 30 gam, đun lấy nước uống, dùng ngoài, giã nát hoặc vắt lấy nước pha với rượu rồi chườm.
  • Hoa khô 6 – 10 gam, đun sôi và uống.
  • Rễ tươi 15 – 30 gam đun sôi lấy nước uống, hoặc súc miệng để giảm đau răng.

1.2. Độc tính

Bộ phận chứa độc tính của cây là cành, lá và quả non, thành phần chủ yếu là lantanane, lantanane A, lantanane B, tannin, scopolamine alkaloid, lantana isoaxit và các axit, có thể gây ngộ độc mãn tính. Các loài động vật như gia súc được chăn thả trên đồng và ăn uống tự do nên có thể bị ngộ độc nếu ăn phải cây này, biểu hiện là vàng da, sốt, liệt túi mật, ứ mật, chán ăn, suy nhược và giảm cân, đi không vững, viêm đường tiêu hóa, tiêu chảy, nhạy cảm với ánh sáng. Nếu chó ăn phải sẽ gây ra các triệu chứng như thở nhanh, giảm huyết áp và co giật cơ. Các loài chim ăn quả lại không gặp vấn đề gì, chứng to không phải loài động vật nào cũng bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, cây còn tiết ra dầu dễ bay hơi có mùi hăng, dầu này có chứa geranol nên người nhạy cảm ngửi hoa quá lâu sẽ có dấu hiệu khó chịu và chóng mặt, buồn nôn.

III. Hướng dẫn trồng & chăm sóc cây

Các cây non nên được trồng cách nhau 30 – 40 cm nếu trồng theo luống. Bạn có thể trồng quanh năm trong chậu ở nơi có mái che.

  • Nhiệt độ trung bình 18 – 22°C là tốt nhất.
  • Ánh sáng tự nhiên ít nhất 3 – 5 giờ chiếu sáng mỗi ngày.
  • Đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Bạn có thể cân nhắc hỗn hợp đất gồm đất vườn, đất mùn lá, cát thô hoặc đá trân châu theo tỷ lệ 1:1:1.
  • Chỉ tưới nước sau khi lớp đất mặt đã khô sâu 1 – 2 cm. Mùa đông nên hạn chế tưới nước. Chúng tôi thường tưới với tần suất 3 – 4 ngày/ lần vào mùa hè và lâu hơn vào các mùa khác.
  • Bón phân 2 tuần/ lần bằng dung dịch phân loãng, ưu tiên phân NPK có hàm lượng kali và lân cao.
  • Cắt tỉa vào mùa xuân hàng năm bằng cách cắt 1/3 chiều dài của cây. Bạn có thể kết hợp trồng lại cây cùng với cắt tỉa hàng năm đối với cây con.

Đề phòng sâu bệnh:

  • Nếu không được chăm sóc đúng cách, lantana có thể bị nhiễm nấm khiến lá bắt đầu khô và héo, xuất hiện các đốm.
  • Nếu tưới nước quá nhiều sẽ dễ gây thối rễ, đặc biệt khi chậu để ở nơi mát mẻ.
  • Thân cây dài, các phiến lá nhỏ là dấu hiệu cây không có đủ ánh sáng ban ngày.
  • Đầu lá khô và cong chứng tỏ không khí có khô.
  • Màu lá và hoa nhạt là do đất ít dinh dưỡng.
  • Xuất hiện lớp tro và các đốm đen trên phiến lá là dấu hiệu của bệnh thối xám.

Các loài côn trùng dễ sinh sôi nảy nở bên dưới lá trong thời gian ngắn có thể gây ra những tác hại đáng kể cho cây như làm rụng lá và hoa, nếu sâu bệnh không được kiểm soát kịp thời thì cây có nguy cơ chết. Trong số các bài thuốc dân gian thì dung dịch xà phòng giặt được coi là có tác dụng hiệu quả nhất. Nếu phát hiện thấy sâu bệnh tấn công thì pha 20g xà phòng /1 lít nước và phun lên lá.

cắt-tỉa-hoa-hàng-năm-để-kích-thích-cây-nảy-chồi,-nhánh-mới
cắt-tỉa-hoa-hàng-năm-để-kích-thích-cây-nảy-chồi,-nhánh-mới
dấu-hiệu-thối-rễ-ở-cây-ngũ-sắc
dấu-hiệu-thối-rễ-ở-cây-ngũ-sắc
bệnh-mốc-xám-ở-lá
bệnh-mốc-xám-ở-lá

IV. Phương pháp nhân giống

Loài này được nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành từ cành bán gỗ của nó vào tháng 8 – 9, nhiệt độ lý tưởng là 20°C. Cành giâm mới có thể ra rễ trong vòng 30 ngày. Bạn cũng có thể nhân giống xếp lớp đối với giống có dạng dây leo, khi chạm vào đất có thể tạo rễ. Khi bộ rễ phát triển hoàn thiện thì cắt cành và chia cây, trồng ra nơi khác như một cây mới.

nhân-giống-gieo-hạt-cho-hoa-bông-ổi
nhân-giống-gieo-hạt-cho-hoa-bông-ổi
nhân-giống-giâm-cành-hoa-ngũ-sắc
nhân-giống-giâm-cành-hoa-ngũ-sắc

Đối với phương pháp nhân giống bằng hạt, đơn giản là mua hạt giống ở các cửa hàng bán giống, gieo vào đất ẩm ở khoảng cách 10cm mỗi hạt, duy trì nhiệt độ khoảng 20°C, hạt có thể nảy mầm sau khoảng 2 – 3 tuần. Để tăng tỷ lệ nảy mầm thì hạt cần được ngâm trong nước ở nhiệt độ 50 – 60°C trong 2 giờ, sau đó ngâm tiếp 10 tiếng trong dung dịch kích mầm như Epin, Zircon, Ribav, HB-101…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.