Hoa lồng đèn hay còn gọi là hoa phước, tên khoa học của nó là Fuchsia hybrida, nó thuộc chi Fuchsia cũng có tên là lồng đèn. Đây là một loại cây bụi lâu năm phát triển mạnh ở vùng khí hậu ôn đới trên khắp thế giới.

I. Đặc điểm hình thái & sinh trưởng

1. Đặc điểm hình thái

Hoa phước là cây bán bụi, thân thẳng cao trung bình 50 – 200 cm, thân dày trung bình 6 – 20 mm, phân nhánh nhiều, có lông mu khi thân non và thân màu đỏ nhưng khi già không có lông, thân màu xám. Nếu trồng cây trong chậu thì chỉ cao khoảng 30 – 50cm.

  • Lá mọc đối dọc theo thân, lá hình trứng dài 3 – 9 cm và rộng 2.5 – 5 cm, đầu lá nhọn, gốc lá xẻ nông hình trái tim, mép có răng cưa mịn. Có 6 – 11 đôi gân bên và có lông mu ở cả hai mặt, đặc biệt là mặt dưới. Cuống lá dài 2 – 3.5 cm thường có màu đỏ, có lông, có lá kèm hẹp hình bầu dục dài khoảng 1.5 mm.
  • Hoa có đủ các màu trắng, đỏ, hồng, đỏ thẫm, tím. Nó mọc ở nách lá, cuống hoa mảnh màu xanh nhạt hoặc hơi đỏ và dài 3 – 7 cm; ống hoa màu đỏ hình trụ dài 1 – 2 cm, đường kính 3 – 7 cm. Có 4 lá đài màu đỏ, thuôn dài hoặc hình mũi mác, dài 2 – 3 cm và rộng 4 – 8 mm, đỉnh lá đài nhọn. Cánh hoa có nhiều màu sắc như tím, đỏ, hồng và trắng, cánh hoa hình trứng ngược rộng dài 1 – 2.2 cm, đỉnh cánh hoa hơi lõm. Bên trong có 8 nhị hoa với chỉ sợi màu đỏ, vươn ra khỏi ống hoa, chỉ sợi dài 1.8 – 3 cm, bao phấn màu đỏ tím thuôn dài 2 – 3 mm, đường kính khoảng 1 mm, bầu nhụy hình trứng thuôn dài 5 – 6 mm, đường kính 3 – 4 mm, có lông thưa, bên trong có 4 ngăn chứa nhiều noãn màu đỏ, dài 4 – 5 cm. Nhụy hình chùy màu nâu dài khoảng 3 mm, đường kính khoảng 3 mm, có 4 thùy nông ở đỉnh.
  • Quả có màu đỏ tím, hình trứng thuôn dài ~ 1 cm. Thời kỳ ra hoa là từ tháng 4 – tháng 12.
Đặc-điểm-hình-thái-&-sinh-trưởng-của-hoa
Đặc-điểm-hình-thái-&-sinh-trưởng-của-hoa

2. Đặc điểm sinh trưởng

Hoa lồng đèn ưa môi trường mát mẻ, ẩm ướt, không thích nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh (>30°C), đặc biệt cần nắng nóng oi bức. Nó có thể chịu nhiệt độ thấp -5°C, phát triển tốt trong đất màu mỡ, tơi xốp, độ pH hơi chua. Đây là loại cây lâu năm nở hoa gần như liên tục từ tháng 5 đến tháng 10, nhưng nếu trồng trong nhà thì hiếm khi nở dài được như vậy.

II. Hướng dẫn trồng & chăm sóc cây

  • Nhiệt độ phát triển lý tưởng nhất là 10 – 28°C, nếu cao hơn 35°C thì đa phần cây sẽ héo và chết. Vào mùa hè nên xịt nước lên lá nhiều lần trong ngày để giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm không khí.
  • Tưới nước không đủ hoặc không khí quá khô thì nó sẽ rụng lá, hoa lẫn nụ. Nếu không đủ ánh sáng hoặc mùa đông quá ấm áp thì nó có thể không nở hoa.
  • Vì loài này sinh trưởng nhanh và nở hoa thường xuyên nên trong thời kỳ cây sinh trưởng cần bón phân loãng hường xuyên 10 ngày / lần. Trong thời kỳ ra hoa bón phân lân mỗi tháng một lần, ngừng bón khi nhiệt độ cao. Bón xong nên tưới nước ngay.
  • Bạn có thể sử dụng đất trồng hỗn hợp gồm 2 phần than bùn, 2 phần đất mùn lá, 1 phần đá trân châu và nếu có thể thì thêm một lượng phân hữu cơ đã ủ làm phân bón lót.

Khi hoa đã nở xong thì cắt bỏ càng sớm càng tốt. Khi cây đã nở hoa hết hoàn toàn thì hãy cắt toàn bộ cây xuống còn khoảng 1/2 chiều cao để nó lấy lại đà và bắt đầu phát triển vào mùa thu mát mẻ.

bệnh-thường-xuất-hiện-trên-lá-do-điều-kiện-sinh-trưởng-không-tốt
bệnh-thường-xuất-hiện-trên-lá-do-điều-kiện-sinh-trưởng-không-tốt

Kiểm soát sâu bệnh

  • Bệnh héo và thối thân Fusarium thường xuất hiện ở hoa lồng đèn, bạn có thể phun dung dịch cô đặc carboxin 20% tỷ lệ 1:400 lần nước để chống héo, phun axit axetic 10% tỷ lệ 1:1000 lần vào đất để phòng ngừa Fusarium.
  • Nếu trồng ở nơi lưu thông không khí kém thì có thể xuất hiện rệp, côn trùng cánh vảy và bướm trắng nên có thể phun omethoate EC 40% 1:1000 lần nước.
  • Ruồi trắng đậu ở mặt dưới những lá non, hoạt động vào ban đêm và bay từ cây này sang cây khác để đẻ trứng. Ấu trùng nở ra sẽ hút nhựa của lá, cuống lá. Tương tự như vậy, nhện đỏ hút nhựa từ mặt dưới của lá làm cho á chuyển sang màu vàng, khô và rụng. Nếu bạn nhận thấy sự hiện diện của hai loài này thì cách ly cây, rửa dưới vòi nước chảy hoặc phun thuốc trừ sâu.

III. Phương pháp nhân giống

Các phương pháp nhân giống hoa lồng đèn chính là giâm cành và nhân giống theo lớp. Đối với giâm cành, bạn chọn những cành khỏe của cây phát triển mạnh, cắt thành mỗi đoạn dài 10 – 15cm sao cho trên cành có 2 – 3 đốt thân, để lại 1 cặp lá phía trên, phía dưới cắt gần đốt rồi ngâm vào dung dịch thuốc tím 0.1% (hoặc dung dịch kích rễ khác) trong 30 phút. Sau khi lấy ra thì ngâm trong nước sạch từ 24 – 48 giờ trước khi giâm vào đất. Thời gian ra rễ khoảng 20 ngày.

nhân-giống-hoa-lồng-đèn-bằng-phương-pháp-giâm-cành
nhân-giống-hoa-lồng-đèn-bằng-phương-pháp-giâm-cành

Loài này cũng có thể được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô nhưng chủ yếu thực hiện trong phòng thí nghiệm, người bình thường không đủ chuyên môn và thiết bị thì khó có thể làm được. Nhân giống bằng gieo hạt thường rất khó nảy mầm, tuy nhiên bạn có thể cân nhắc: Nhiệt độ tối ưu cho hạt nảy mầm là 15 – 24°C, gieo hạt nông và phủ một lớp đất mỏng lên sau khi gieo, hạt có thể nảy mầm sau 10 – 20 ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.