Có 750 chi và hơn 35.000 loài trong họ Orchidaceae (họ Lan) và có hơn 70 loài trong chi Orchid. Hoa lan mảnh mai và duyên dáng, hương thơm thanh nhã của nó được coi là biểu tượng cho sự độc lập với thế giới, tức là thờ ơ với danh lợi, đồng thời tượng trưng cho tình yêu chung thủy. Hoa lan được coi là một trong tứ quý hoa gồm mai – lan – cúc – trúc, tượng trưng cho phẩm chất cao quý, tự tại..

Các loài hoa lan chính & cách trồng, chăm sóc

Lan là một họ thực vật có tên khoa học là Orchidaceae, hiện nay trên thế giới có hơn 20.000 loài trong tổng số 800 chi, trở thành họ thực vật lớn thứ hai trên thế giới. Các chi thực vật chính trong họ hoa lan là:

1. Lan hồ điệp (Phalaenopsis)

  • Thời kỳ hoa: Từ tháng 4 – tháng 6.

Phalaenopsis có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á và châu Úc. Nó được đặt tên như vậy là vì hoa của nó trông giống như những con bướm đang bay, rất đẹp và lại có nhiều màu sắc bão hòa bao gồm hồng, tím, cam, đỏ, trắng và xanh.

1.1. Thông tin chung

Vào năm 1752, mục sư người Thụy Điển Peter Osbeck khi đang truyền giáo ở Indonesia thì phát hiện ra và gửi nó cho Carl Linnaeus, người đã mô tả loài mới này trong tác phẩm khoa học nổi tiếng “Loài thực vật” và gọi nó là Epidendrum amabile, từ “epidendrum” được dịch từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “trên cây” phản ánh rất chính xác bản chất của lan hồ điệp: Sống biểu sinh (mọc trên cây khác nhưng lấy dinh dưỡng thì không khí và nước mưa). Cái tên “Phalaenopsis” được thay thế cho tên trên từ năm 1825 khi Karl Blume (Hà Lan), đã phát hiện ra trên một hòn đảo nhỏ của Quần đảo Mã Lai một loài lan khác thuộc chi này giống như một đàn bướm trắng bay trong đêm.

Các loài trong chi lan hồ điệp ưa nhiệt độ cao, độ ẩm cao, không chịu được úng nước, thích môi trường nửa râm nửa nắng, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 23 – 29°C, không nên thấp hơn 13°C. Cho đến nay đã phát hiện được hơn 70 loài bản địa, phân bố tự nhiên ở các đảo nhiệt đới vĩ độ thấp như Alom, Myanmar, các đảo Ấn Độ Dương, Bán đảo Mã Lai, Philippines.

1.2. Các loài chính

  • Phalaenopsis stuartiana. Lá nhiều màu sắc, rễ có màu bạc. Cuống hoa dài và phân nhánh (dài tới 80 cm), nhưng có thể có tới 60 bông một lúc. Hoa màu trắng có đốm đỏ ở gốc, giữa hoa có màu hổ phách, sau chuyển dần sang màu tím.
  • Phalaenopsis schilleriana. Lá có những đốm bạc trên nền màu xanh đậm, mặt dưới lá có màu đỏ. Cuống hoa dài tới 50 cm và đường kính hoa lên đến 7 cm, phân nhánh.
  • Phalaenopsis amabilis có những bông hoa lớn màu trắng, đường kính có thể lên tới 10 cm, mọc thành cụm nhiều nhất là 20 bông hoa. Lá cũng mọc thành cụm 3 đến 5 lá. còn hoa thì sẽ nở từng bông một.
  • Phalaenopsis lueddemanniana có gân lá xẻ sâu, lá dài tới 25 cm, thường không có quá 8 lá trên 1 cây. Hoa có màu trắng sứ và nhiều sọc ngang màu tím hoặc màu hạt dẻ. Hoa có mùi thơm mạnh.
  • Phalaenopsis cornu-cervi có lá màu xanh lục và dài tới 22 cm, hoa mọc thành cụm tới 12 bông, đường kính tới 4 cm và có màu rất khác thường: màu vàng-xanh với các sọc ngang màu nâu đỏ. Hoa còn có mùi thơm.

1.3. Trồng & chăm sóc

  • Đất trồng lan hồ điệp là vỏ cây hoặc vỏ cây và dừa vụn + rêu sphagnum theo tỷ lệ 1:1.
  • Trồng ở nơi có ánh sáng tự nhiên gián tiếp.
  • Chi này trong tự nhiên sống ở rừng nhiệt đới có độ ẩm không khí 100% gần như quanh năm trong khi ở các căn hộ thành phố, độ ẩm không khí có khi chỉ 35 – 50%, do đó phải phun sương thường xuyên vào buổi sáng,  ban đêm lá khô, hoặc đặt khay nước gần chậu.
  • Tưới nước từ dưới lên trên bằng cách nhúng chậu hoa vào thùng nước to cho tới khi nước ngập miệng chậu 1 – 2cm thì nhấc ra để ráo nước.
  • Bón phân chuyên dụng 2 tuần/ lần trong thời kỳ sinh trưởng tháng 4 – 9 với liều lượng 1/2 ghi trên bao bì.
  • Nếu bạn mua một chậu hoa mới, tốt hơn hết là đợi nó nở hoa rồi mới trồng lại. Trồng lại thường khiến cây không ra hoa trong năm tiếp theo.

1.4. Nhân giống

  • Chia bụi cây mẹ thành nhiều cây nhỏ hơn.
  • Đối với cây trồng lâu năm có thể mọc ra các chồi mới ở dưới gốc thân, bạn có thể tách nó ra và trồng riêng.
  • Nhân giống cây bằng cành giâm cũng khá đơn giản, phần cuống được cắt từ gốc và chia thành nhiều phần. Mỗi phần phải có một chồi, các vết cắt được bôi bằng bằng than tro, sau đó giâm vào bầu rêu nước. Duy trì nhiệt độ trung bình 28°C.
  • Gieo hạt, nhưng phương pháp này tốn nhiều công sức và cây con cũng không còn giữ được đặc tính của cây mẹ.
Hoa-lan-Đặc-điểm,-ý-nghĩa,-giá,-cách-trồng-&-chăm-sóc
Hoa-lan-Đặc-điểm,-ý-nghĩa,-giá,-cách-trồng-&-chăm-sóc

2. Lan ma (Dendrophylax)

  • Thời kỳ ra hoa: Tháng 6 – 8.

Hoa lan ma có tên khoa học là Dendrophylax, là thực vật biểu sinh, chủ yếu sống ở các vùng rừng đầm lầy, không có lá, hoa giống như con ếch nhảy hoặc giống như một bóng ma. Chi này có các loài là những bông hoa màu trắng sặc sỡ, nguồn gốc từ những khu rừng rậm ở Florida và Cuba, loài phổ biến nhất có lẽ là Dendrophylax lindenii. Loài này thường không có lá nhưng rễ lại có màu xanh và có thể thực hiện quá trình quang hợp thay cho lá. Hoa nở liên tiếp, 1 – 2 bông một lần và rất thơm vào ban đêm. Tên loài “lindenii” bắt nguồn từ người phát hiện ra nó, nhà thực vật người Bỉ Jean Jules Linden khi nhìn thấy loài này lần đầu tiên ở Cuba vào năm 1844. Rất lâu sau đó, nó cũng được phát hiện ở Florida Everglades.

Loài này sống biểu sinh trên các loài cây thân gỗ như cây bình bát (Annona glabra) hoặc Fraxinus caroliniana ở độ cao ngang tầm mắt. Cây ra 1 – 10 bông hoa thơm, nở từng bông một, hoa rộng 3 – 4 cm và dài 7 – 9 cm, mọc ra từ các gai do mạng lưới rễ hình thành.

Về thụ phấn, loài bướm đêm Pachylia ficus là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho cây, khác với giả định lâu nay là do Cocytius Antaeus. Trồng cây này rất khó, nguy cơ trong tự nhiên cũng dần tuyệt chủng.

chi-lan-ma-(Dendrophylax)
chi-lan-ma-(Dendrophylax)

3. Chi cát lan (Cattleya)

  • Thời gian ra hoa: Chủ yếu vào mùa đông hoặc đầu xuân.

Đây là một trong những loài lan nổi tiếng thế giới, có nguồn gốc ở Brazil và Colombia, đây cũng là chi lan có hoa to nhất và màu sắc đẹp nhất, nó còn được mệnh danh là “Nữ hoàng hoa lan”. Nó mọc biểu sinh trên cành của những cây thân gỗ lớn, là quốc hoa của Costa Rica, hoa nở 1 – 2 lần một năm và thời gian ra hoa khoảng 3 – 4 tuần.

3.1. Thông tin chung

Người ta phát hiện ra nó được trồng lần đầu tiên vào năm 1818 khi ông Swainson, người làm cùng William Cattley (một nhà thực vật & doanh nhân người Anh) đã thu thập các loài rêu và địa y từ Brazil cùng một loại cây có lá dày, thân to. Cattley đã đem cây này đi trồng và vào năm 1824, cây nở hoa. Nhà thực vật học người Anh John Lindley đã đặt tên loài cây này theo tên của người đã trồng là ông William Cattley.

Các loài cát lan thuộc chi này có thể được chia thành 2 loại dựa trên đặc điểm của lá là:

  1. Nhóm đơn lá là loại chỉ có một lá ở gốc thân. Cụm hoa chỉ có 1 hoặc 2 hoa, hoa ngắn nhưng to.
  2. Nhóm Bifoliate (loại lá kép) là loại có 2 hoặc 3 lá ở gốc thân. Chùm hoa có 5 – 20 bông, hoa dài và tương đối nhỏ. Đầu hoa khá nhọn, có hình mũi giáo, màu sắc tươi sáng.

Đặc điểm của cánh hoa là 3 cánh hoa bên ngoài ở phía trên, 1 – 2 cánh hoa phía dưới có kích thước bằng nhau. Cánh hoa thứ ba bên trong nằm ở phía dưới và có hình dạng khác với cánh hoa bên trong phía trên. Cánh hoa cong hai bên gọi là miệng hay túi, tai rộng, gợn sóng và sẫm màu hơn các cánh hoa còn lại. Bên trong miệng có nhị hoa dài, hơi cong và nhô ra ngoài. Cattleya có 2 cặp nhị ở đầu nhị và nhụy ở phía dưới.

3.2. Các loài chính

  • Cattleya bicolor cao trung bình 30 – 60cm, hoa có đường kính khoảng 10 cm và có màu nâu đỏ, môi (miệng) màu tím có viền nhạt hơn. Ra hoa vào mùa thu và mùa đông.
  • Cattleya bowringiana cao trung bình 70cm và đường kính hoa ~ 7cm, hoa có màu hồng tím, có một đốm màu vàng trên môi. Cũng ra hoa vào mùa thu và mùa đông.
  • Cattleya trianaei cao trung bình 50cm, đường kính hoa ~ 20 cm và có màu trắng hồng, môi màu đỏ thẫm đậm có viền trắng. Ra hoa vào mùa đông xuân.
  • Cattleya forbesii cao trung bình 10 – 20 cm, hoa có đường kính ~ 10cm, môi màu trắng pha chút hồng. Ra hoa vào mùa hè và mùa thu.

3.3. Trồng & chăm sóc

  • Đất trồng tốt nhất là vỏ cây thông, hạt đất nung, đá trân châu và than củi.
  • Cây thích ánh sáng gián tiếp và ánh nắng buổi sáng sớm, tránh ánh nắng trực tiếp có thể làm cháy lá còn nếu không đủ ánh sáng sẽ khiến lá chuyển dần sang màu vàng.
  • Vì là loài lan cứng cáp có thể chịu được chênh lệch nhiệt độ. Nhiệt độ tối ưu trong nhà là 20 – 32°C, kỷ lục mức nhiệt chịu được là 38°C (cây ở trong bóng râm) và -1°C (lá không bị đóng băng).
  • Khi trồng lan trong chậu, chỉ tưới nước vào mùa sinh trưởng và phải đảm bảo chậu khô hoàn toàn sau mỗi lần tưới nước. Tưới nước bằng cách dìm chậu vào nước trong vài phút, sau đó nhấc lên để ráo nước.
  • Ngoài các nguyên tố tiêu chuẩn, Cattleya còn cần canxi và lưu huỳnh (Ca và S). Phân bón NPK ở nồng độ 20-20-20 được pha loãng bằng 1/4 so với chỉ dẫn còn NPK 10-10-10 thì được pha loãng 1/2 so với chỉ dẫn trên bao bì.
  • Cattelias dễ bị sâu bệnh tấn công làm ức chế sự sinh trưởng, các loài gây hại phổ biến là rệp sáp (Pseudococcus sp.), côn trùng vảy (Diaspis boisduvalii) và rệp (Microsiphum luteum).  Trong trường hợp bị hại thì phải phun thuốc trừ sâu định kỳ.

3.4. Nhân giống

Cát lan chủ yếu được nhân giống bằng cách chia bụi cùng lúc với thay chậu (3 hoặc 4 năm một lần). Trước hết là đào cả bụi lên, nếu trồng chậu nhựa thì bóp xung quanh chậu còn nếu chậu đất sét thì thọc 1 con dao vào mép chậu để cậy lên. Bạn có thể bỏ đất khỏi rễ bằng cách nhúng bầu vào nước hoặc để khô đất hoàn toàn, miễn sao không làm hư hại bộ rễ.

Khi chia bụi phải đảm bảo mỗi bụi phải có ít nhất 1 chồi sống và ít nhất 3 giả hành cũng như rễ sống. Rắc bột quế hoặc than củi lên các chỗ bị cắt (nếu có), sau đó đem trồng riêng vào từng chậu.

Cattleya-(cát-lan)
Cattleya-(cát-lan)

4. Lan kiếm (Cymbidium)

Lan kiếm là một chi gồm các loài thực vật biểu sinh, nguồn gốc là các vùng cận nhiệt đới của Châu Á và châu Úc., một số giống phát triển ở độ cao 2000 mét so với mực nước biển. Nhà thực vật người Thụy Điển Peter Olof là người đầu tiên mô tả chi tiết về chi này vào cuối thế kỷ 19, nhưng Khổng Tử là người đã trồng hoa từ hàng ngàn năm trước. Lan kiếm có củ giả hành hình trứng dự trữ nước. Hoa có nhiều màu sắc như vàng, hồng, kem, vàng lục, nâu, đỏ… thời gian ra hoa là từ 6 – 12 tuần. Cây trồng trong nhà có thể sống được 3 – 7 năm.

4.1. Các loài chính

  • Cymbidium tracyanum, đường kính hoa khoảng 15 cm. Hoa mọc thành chùm dài tới 120 cm và có thể tới 20 bông; hoa có màu vàng pha xanh lục, lốm đốm màu đỏ tía. Thời gian nở hoa là mùa thu – đầu mùa đông.
  • Cymbidium lancifolium có đường kính hoa ~5 cm màu xanh nhạt, gân ở giữa hoa có màu đỏ tía, cánh hoa môi có màu hơi trắng. Thời gian nở hoa là giữa xuân – giữa thu.
  • Cymbidium dayanum cũng có đường kính hoa ~5 cm, cánh hoa & lá đài có màu kem, có một vệt màu đỏ tía ở giữa cánh hoa. Thời gian nở hoa tháng 8 – tháng 1 năm sau.
  • Cymbidium aloifolium cao trung bình không cao quá 30 cm, hoa màu vàng nhạt đườn kính ~4.5 cm.
  • Cymbidium insigne có nguồn gốc ở Đông Nam Á, hoa có màu hồng hoặc trắng với đường kính ~8 cm, trên cánh hoa môi có những chấm màu đỏ hoặc tím. Hoa mọc thành cụm dài ~80 cm, thời gian nở hoa từ cuối mùa đông đến đầu mùa hè.
  • Cymbidium lowianum có nguồn gốc từ Myanmar, hoa có đường kính lớn tới 20 – 22 cm và có màu xanh vàng, cánh hoa môi màu tím viền vàng. Tổng chiều cao của cây ~100 cm, thời gian ra hoa từ đầu tháng 3 – tháng 7.
  • Cymbidium ensifolium có đường kính hoa 3 – 5 cm và có màu vàng nhạt, gân giữa cánh hoa có màu đỏ tía. Cánh hoa môi cũng có màu vàng nhạt, và các vệt màu đỏ đậm ở giữa. Chiều dài của cuống hoa là 20 – 70 cm.
  • Cymbidium eburneum có nguồn gốc chân núi của dãy Himalaya. Hoa có mùi thơm, đường kính ~8cm và có màu trắng be, cánh hoa môi cũng có màu be kèm đốm đỏ ở phía dưới.
  • Cymbidium iridioides mọc thành cụm dài tới 60 cm (có thể tới 15 hoa), hoa có đường kính tới 12 cm, màu xanh vàng với những vệt đốm màu đỏ. Cánh hoa môi có màu trắng be, ra hoa từ giữa mùa thu – giữa mùa xuân, ra hoa trong khoảng 1 tháng.

4.2. Trồng & chăm sóc

  • Đất trồng là hỗn hợp gồm rễ dương xỉ (hoặc vỏ thông 5 – 15mm), rêu sphagnum theo tỷ lệ 2:1, có thêm than củi thì càng tốt.
  • Tưới nước 10 – 14 ngày/ lần vào mùa đông và 1 – 2 lần/ tuần vào mùa hè.
  • Trồng ở nơi có ánh sáng tự nhiên gián tiếp, có thể bổ sung ánh sáng bằng đèn phytolamp hoặc đèn huỳnh quang (đảm bảo thời gian chiếu sáng là 14 – 16 tiếng/ ngày). Màu lá sẫm là dấu hiệu cây đang thiếu ánh sáng, màu nhạt là dấu hiệu cây đang thừa ánh sáng.
  • Nhiệt độ lý tưởng là 20 – 25°C vào ban ngày hoặc 15 – 16° vào ban đêm,, độ ẩm không khí > 60%.
  • Sử dụng phân bón NPK 30-10-10 trong giai đoạn mùa xuân – đầu hè, vào cuối mùa hè thì đổi sang NPK tỷ lệ 10-30-20. Bón 1 – 2 tuần/ lần.
  • Cứ 2 – 3 năm thì thay chậu một lần, sau khi ra hoa. Khi thay chậu thì kết hợp bóc bỏ hết rễ khô & giả hành cũ.

4.3. Nhân giống

Hoa lan kiếm chủ yếu được nhân giống bằng cách chia bụi. Khi nhổ toàn bộ cây ra khỏi chậu, bạn sẽ thấy dưới giá thể có cả một mớ rễ khô, cần loại bỏ hết phần rễ khô này và cẩn thận chia bộ rễ thành nhiều phần sao cho mỗi bụi có ít nhất 1 giả hành + rễ tươi, sau đó trồng riêng vào các chậu.

Lan-cánh-sen-(Cymbidium-tortisepalum)
Lan-cánh-sen-(Cymbidium-tortisepalum)

5. Lan hoàng thảo (Dendrobium)

  • Thời kỳ nở hoa: Từ tháng 1 – tháng 6

Hoa Lan hoàng thảo chủ yếu phân bố ở Châu Á, Úc và New Zealand, màu sắc cũng đa dạng nhưng hoa màu trắng và tím là phổ biến nhất. Các loài trong chi này có khả năng chịu lạnh tốt và thời gian ra hoa dài (khoảng 6 tháng). Nhiều nguồn khác nhau liệt kê từ 1000 – 1600 loài bao gồm những loài chỉ cao khoảng 10–15 cm và cả loài cao hơn 1.5 – 2m.

Các loài trong chi Lan hoàng thảo thường là cây rụng lá rụng lá trong năm 1 – 2, từ năm thứ 3 sẽ không rụng lá nữa. Thân cây gần như mọc thẳng dọc theo chiều dài của cây. Cũng có những giống nở hàng trăm bông hoa, có giống chỉ nở 2 – 3 hoa; màu sắc đa dạng từ hồng nhạt, tím, đỏ đến vàng.  Tất cả các loài đều mọc chồi mới từ thân rễ, mọc sát nhau nên có thể trồng trong chậu nhỏ.

5.1. Các loài chính

  • Dendrobium nobile là loài đẹp nhất, có nguồn gốc từ Việt Nam và dãy núi Himalaya. Chiều cao trung bình ~ 50cm, nở hoa từ năm thứ 2 với 1 -3 bông hoa lớn (đường kính khoảng 10 cm), hoa có màu trắng, đầu hoa màu oải hương, cánh hoa môi có màu kem viền hồng, ống hoa có màu tím đậm. Ra hoa nhiều lần trong năm.
  • Dendrobium moniliforme là loài đặc hữu của Nhật Bản, cao trung bình 15 cm.
  • Dendrobium densiflorum có nguồn gốc từ phía Đông dãy núi Himalaya, hoa mọc thành chùm dài tới 30cm và rủ xuống. Cánh hoa có màu vàng đậm.
  • Dendrobium kingianum có nguồn gốc từ Úc. Hoa mọc thành cụm 5 bông màu hồng nhạt và có mùi thơm, thời gian ra hoa là tháng 2 – 3.
  • Dendrobium parishii cao trung bình khoảng 30cm, lá dài 7 – 12 cm và có hình mũi mác. Hoa có màu tím thạch anh, cánh hoa môi hình tròn và cũng màu tím, nhiều lông + các đốm màu nâu tím. Thời gian ra hoa là tháng 6 – 7.

5.1. Trồng & chăm sóc

  • Cây ưa ánh sáng tự nhiên nhưng gián tiếp, cần tránh ánh nắng mùa hè.
  • Đất trồng nên có rêu sphagnum, than bùn, đá vermiculite và than củi. Độ ẩm không khí tối ưu là 60%.
  • Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển là 22 – 28°C. Để cây ra hoa kịp thời thì nên để chênh lệch nhiệt độ giữa đêm và ngày từ 5 – 7 độ.

5.2. Nhân giống

Lan hoàng thảo thường được nhân giống bằng cách chia bụi. Trước tiên bạn cần nhấc cả cây ra khỏi chậu, sau đó cắt bỏ bớt rễ thừa và rễ khô, chia bộ rễ thành nhiều phần sao cho mỗi phần có 2 – 3 chồi.

Bạn cũng có thể nhân giống bằng cách giâm cành. Cắt thân giả hành thành các đoạn dài khoảng 10 cm rồi giâm vào túi rêu nước ẩm, sau đó bọc nilon lại rồi đặt ở nơi ấm áp 22 – 25°C, đủ ánh sáng. Sau khoảng 15 – 20 ngày thì cành giâm sẽ bén rễ, sau đó đem trồng vào các chậu riêng, sau 2 – 3 năm thì nó có thể nở hoa.

Dendrobium-(lan-hoàng-thảo
Dendrobium-(lan-hoàng-thảo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.