Hoa đỗ quyên có tên tiếng Anh là Azalea nằm trong Chi Đỗ quyên (chi Rhododendron), họ Ericaceae (Âu thạch nam hoặc thạch thảo). Chi đỗ quyên là một chi rất lớn với số lượng loài có thể lên tới 850 -1000 nhưng loài chính được trồng phổ biến trong vườn là Azalea. Đỗ quyên phân bổ chủ yếu ở chân núi phía Bắc và phía Nam của dãy Himalaya. Ở Việt Nam chỉ có vùng núi Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế), Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) là những nơi có cây mọc tự nhiên. Riêng trong Vườn quốc gia Hoàng Liên đã có tới 30 loài được phát hiện.

Hoa đỗ quyên rất đẹp và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ đậm, đỏ nhạt, hồng, tím và trắng… và khi những bông hoa nở vào mùa xuân, cả một ngọn núi sẽ được bao phủ bởi một màu sắc rực rỡ nên đó là biểu tượng cho sự thịnh vượng của đất nước cũng như báo hiệu một cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người.

I. Đặc điểm hình thái & sinh trưởng

1. Đặc điểm hình thái

Đỗ quyên là cây bụi rụng lá, có thể cao tới 3 mét, cành phân nhánh nhiều, cành non có lông tơ màu nâu sáng.

  • có nhiều lông, thường mọc thành cụm ở đầu cành, lá hình trứng hoặc hình elip, dài 1.5 -5 cm và rộng 0.5 – 3 cm, đỉnh lá hơi nhọn còn gốc lá hơi rộng, mép hơi quăn và có răng thưa, mặt lá trên màu xanh đậm còn mặt dưới màu trắng nhạt, có sọc nâu dày. Gân chính phía trên lõm còn phía dưới lồi, cuống lá dài 2 – 6 mm, màu nâu sáng, dẹt và xù xì.
  • Hoa mọc thành cụm ở đầu cành gồm 2 -3 hoa, cuống hoa dài 8 mm phủ dày lông màu nâu sáng, đài hoa có 5 thùy xẻ sâu dài 2.5 – 3cm và có đốm đỏ sẫm, thùy hình tam giác hoặc hình trứng dài 5 mm, mép có lông. Cánh hoa tạo thành hình phễu (hoặc hình ống, hình đĩa) nhiều màu sắc như màu hồng, màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Có 10 nhị hoa, dài xấp xỉ bằng nhau và dài đến đầu cánh hoa, chỉ nhị có lông mọc ở phía dưới phần giữa, bầu nhụy hình trứng phủ dày đặc các lông màu nâu. Hoa cũng có cánh đơn, cánh kép…
  • Quả là quả nang hình trứng, dài 1 cm. Thời kỳ ra hoa từ tháng 4 – tháng 5, thời kỳ ra quả từ tháng 6 – tháng 8.
Đặc-điểm-hình-thái-&-sinh-trưởng-của-đỗ-quyên
Đặc-điểm-hình-thái-&-sinh-trưởng-của-đỗ-quyên

2. Đặc điểm sinh trưởng

Các loài đỗ quyên thích môi trường mát mẻ, ẩm ướt, tránh ánh nắng gắt vào mùa hè, các loài trong chi này có sức sống rất tốt bởi vì trên lá cây có nhiều lông tơ, có tác dụng điều tiết độ ẩm, chống bụi nên không sợ không khí bẩn hay khô hạn ở thành phố, có thể trồng làm rào chắn ven đường.

Loại này cần đất tơi xốp và hơi có tính axit (hoàng thổ), độ pH từ 4.5 – 5.5 là tốt nhất,không trồng trên đất kiềm hoặc đất sét. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 12 – 25°C.

3. Các loài chính

  1. Loài chính trong bài viết này là Azalea.
  2. Rhododendron japonicum (đỗ quyên Nhật) là một loại cây bụi rụng lá cao tới 2m, nguồn gốc ở Nhật Bản. Loài này phát triển chậm khi hàng năm cao thêm không quá 10 cm, hoa có dạng hình phễu, đường kính 6 – 8 cm, màu vàng, màu đỏ có đốm vàng cam, thời gian nở là vào tháng 5 – 6.
  3. Rhododendron schlippenbachii là cây bụi cao tới 3m, lá có dạng hình trứng dài tới 10 cm, màu xanh đậm, chuyển màu tím vào mùa thu. Hoa có đường kính 5–8 cm và có màu hồng nhạt với các đốm màu tím, mọc thành cụm tới 6 bông và nở cùng một lúc. Thời điểm ra hoa từ cuối tháng 4 – đầu tháng 5.
  4. Rhododendron caucasicum là cây bụi thường xanh cao trung bình 1 – 1.5 m, đường kính thân có thể to tới 3m, được tìm thấy trong tự nhiên ở vùng cận núi cao của dãy núi Trung và Tây Kavkaz.
  5. Rhododendron luteum (đỗ quyên vàng) là cây bụi rụng lá cao trung bình 1–1.5 m, nở hoa vào cuối tháng 5 (đến giữa tháng 6). Hoa có màu vàng hoặc cam, đường kính hoa ~5 cm, có mùi thơm nồng, mọc thành cụm  7–12 hoa.
  6. Rhododendron fauriei là cây bụi cao trung bình 1.5 – 2.5 m, lá to hình bầu dục, dài tới 10 – 18 cm và rộng tới 6 cm, màu xanh đậm. Hoa có đường kính khoảng 4 cm và mọc thành cụm 5 – 10 hoa.
  7. Rhododendron yakushimanum là cây bụi có tán lá hình cầu cao trung bình chỉ 0.5 -1m, đường kính tán rộng tới 1.5 m, Lá thuôn dài 5 – 10 cm và rộng 3 – 4 cm, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới có lông tơ dày. Thời gian ra hoa từ tháng 5 – đầu tháng 6, hoa ban đầu có màu hồng nhạt sau đó chuyển dần sang màu trắng, đường kính ~6 cm, mọc thành cụm khoảng 12 bông hoa.

II. Tác dụng & ý nghĩa của hoa đỗ quyên

1. Tác dụng

Ngoài tác dụng được trồng làm cảnh, một số loài có thể dùng làm thuốc hoặc chiết xuất tinh dầu, một số loài khác thì ăn được.

Hoa có vị chua, không độc, có thể ăn sống. Vỏ và lá của một số loài rất giàu tannin, có thể dùng để chiết xuất tannin; gỗ và rễ mịn và dai nên có thể dùng làm bát, đũa, nồi, bát, ống. Dân gian thường dùng hoa này và móng giò lợn để nấu chung có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh bạch cầu, mẩn đỏ ở phụ nữ, sử dụng lâu dài có tác dụng làm trắng da.

Rễ, lá và hoa còn có tác dụng thông huyết, cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, điều trị viêm phế quản, thấp khớp, điều hòa kinh nguyệt, tiêu đờm, chữa ho, suy thận, ù tai và một số bệnh lý khác.

Tác-dụng-&-ý-nghĩa-của-hoa-đỗ-quyên
Tác-dụng-&-ý-nghĩa-của-hoa-đỗ-quyên

2. Ý nghĩa

Như đã nói ở trên, khi hoa đỗ quyên nở cùng lúc sẽ mang lại một màu sắc rực rỡ cho cả một khu vực nên nó mang ý nghĩa về của một cuộc sống thịnh vượng, đồng thời thể hiện tình hữu nghị lâu dài với các nước khác. Nhiều người cũng thường tặng hoa đỗ quyên cho người yêu để thể hiệ tình cảm mà mình họ dành cho nhau với ý nghĩa là họ sinh ra để dành cho nhau.

Ngoài ra, đỗ quyên thường nở khi thời tiết thường có nắng đẹp nên bông hoa trông càng rực rỡ, khiến người ta liên tưởng đến những điều hạnh phúc trong cuộc sống của minh, do đó nhiều người tin rằng nó có thể mang lại may mắn, hạnh phúc cho mình khi trồng.

III. Hướng dẫn trồng & chăm sóc hoa

1. Trồng & chăm sóc cây

  1. Khi trồng thì bạn có thể dùng đất trồng là hỗn hợp mùn và đất đỏ trộn với nhau theo tỷ lệ 2:1 hoặc dùng đất vườn, đất than bùn và cát sông theo tỷ lệ 3:3:1.
  2. Phần lớn đỗ quyên mọc tự nhiên ở vùng núi có độ cao trên 1.000 m, thích môi trường mát mẻ, ẩm ướt nửa nắng nửa râm nên khi trồng thì bạn có thể để trong bóng râm hoặc dưới gốc cây to.
  3. Nếu bạn trồng trong chậu thì nên trồng ở nơi có nhiệt độ trung bình > 10°C.  Còn nếu nhiệt độ > 30 độ C thì cây sẽ phát triển chậm lại.
  4. Vì cây  có rễ mảnh nên rất nhạy cảm với độ ẩm trong đất, tưới nước quá nhiều hay quá ít đều không tốt cho cây. Do đó, bạn nên tưới nước khi mặt đất bắt đầu khô, khi tưới thì tưới thật kỹ tức là tưới cho đến khi lỗ dưới đáy chậu hoa bắt đầu nhỏ giọt rồi ngừng lại. Ngoài ra, hầu hết các loài đỗ quyên sẽ chuyển sang trạng thái ngủ đông từ giữa tháng 11 – giữa tháng 2 năm sau, trong giai đoạn này thì cứ 8- 10 ngày mới tưới một lần. Vào mùa hè, cành mới đâm chồi và phát triển mạnh, nhiệt độ cao, không khí hanh khô nên cần tưới nước 1 – 2 lần/ngày. Độ ẩm không khí tốt nhất nên đạt 70 – 90%, nếu thời tiết hanh khô có thể phun sương để giữ ẩm cho hoa, nụ.
  5. Cây 1 – 2 tuổi thì không cần bón phân vì độ phì trong đất mùn đã đủ dinh dưỡng cho cây con. Đối với cây 2 – 3 năm tuổi có thể bón phân pha loãng 10-15 ngày / lần, thời điểm bón phân là từ cuối xuân hoặc đầu hè. Đối với cây > 4 tuổi có thể bón khoảng 20g phân khô mỗi cây khi vào vụ, đặc biệt vào tháng 6 thì tăng cường lân và kali để kích thích cây ra nụ nhiều hơn. Chú ý không lạm dụng phân bón quá nhiều vào mùa hè nếu không sẽ khiến lá già rụng đi còn lá mới chuyển sang màu vàng. Không bón vào mùa đông cũng như khi cây đang nở hoa!
  6. Khi nụ hoa đã lớn bằng hạt đậu nành thì nên cắt bỏ bớt nụ để có đủ dinh dưỡng cho những nụ hoa còn lại. Bạn nên ưu tiên cắt bỏ những nụ hoa nằm ở nách lá, mỗi đầu cành chỉ nên giữ lại 1 – 2 nụ. Ngoài ra, khi hoa bắt đầu héo thì cũng nên cắt bỏ ngay. Sau khi hoa nở hết thì tiến hành cắt bỏ những cành chết, cành bị bệnh, cành yếu không ra nụ, cành mọc chồng chéo nhau.
hướng-dẫn-trồng-&-chăm-sóc-hoa-đỗ-quyên
hướng-dẫn-trồng-&-chăm-sóc-hoa-đỗ-quyên
  • Nguyên nhân chính khiến cây rụng lá và không nở hoa là do quá nhiều ánh sáng tự nhiên vào mùa hè, hoặc do cây bị lạnh, tưới quá nhiều nước, bón phân quá nhiều, để trong nhà quá lâu, đặt ở nơi tối và ẩm ướt. lưu thông không khí kém, tiếp xúc với mưa axit… Đây đều là những điều kiện chăm sóc không thích hợp.
  • Thường là 2 – 3 năm thì thay chậu 1 lần.

2. Kiểm soát sâu bệnh

Các bệnh chính của hoa đỗ quyên bao gồm thối rễ, đốm nâu, đốm đen, bạc lá, vàng lá do thiếu sắt…

3.1. Bệnh thường gặp

3.1.1. Thối rễ

Thối rễ sẽ khiến cây sinh trưởng yếu đi, lá héo và bắt đầu khô còn trên mặt đất thì thân cây thối mềm, vỏ bong và úng nước hoặc chuyển sang màu đen. Bệnh này dễ xảy ra nhất khi nhiệt độ và độ ẩm cao. Phương pháp phòng ngừa và kiểm soát là khử trùng đất trước khi thay chậu, giữ cho đất luôn tơi xốp, tránh đọng nước. Bạn có thể dùng dung dịch thuốc tím 0.1 % hoặc sắt sunfat 2% để khử trùng cho đất, rửa lại bằng nước sạch và thay chậu hoặc phun vào đất chậu dung dịch 70% bột thiophanate tỷ lệ 1:1000 lần nước.

3.1.2. Đốm nâu

Trên lá sẽ xuất hiện những đốm nâu nhỏ, dần dần phát triển thành những đốm lớn không đều màu đen hoặc nâu xám, sau đó cả lá chuyển sang màu vàng và rụng. Bệnh này thường xảy ra vào mùa mưa khi độ ẩm cao. Biện pháp phòng ngừa là trồng cây ở nơi thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên, tránh quá ẩm kết hợp bón phân NPK để tặng khả năng chống chịu sâu bệnh. Còn nếu phát hiện lá bị bệnh thì phải cắt bỏ ngay, đồng thời phun dung dịch Bordeaux 0.5% hoặc hỗn hợp vôi lưu huỳnh 0.4 độ. Đốm lá và đốm đen cũng có thể được xử lý theo cách này.

Hoa-đỗ-quyên-Đặc-điểm,-giá,-cách-trồng-&-chăm-sóc
Hoa-đỗ-quyên-Đặc-điểm,-giá,-cách-trồng-&-chăm-sóc
3.1.3. Vàng lá

Bệnh vàng lá là do thiếu sắt tức là cây được trồng ở đất phèn, khiến lá dần chuyển sang màu vàng và mép lá có thể bị cháy xém, biểu hiện rõ nhất ở lá ở ngọn cây. Phương pháp phòng ngừa là tăng hàm lượng sắt trong đất, giảm độ kiềm của đất bằng cách phun dung dịch sắt sunfat 0.2% -0.33% trực tiếp vào đất. Bạn cũng có thể dùng đũa chọc vài lỗ sâu khoảng 15 cm trong chậu rồi tiêm từ từ dung dịch sắt sunfat vào sâu trong đất trồng.

3.2. Các loài gây hại

Các loài côn trùng gây hại phổ biến của hoa đỗ quyên bao gồm: nhện đỏ, giun, rệp, ốc râu ngắn…

  1. Phương pháp phòng ngừa và kiểm soát nhện đỏ là bằng vôi lưu huỳnh 5 độ hoặc giã nát lá óc chó, lá đào, lá tre xanh ngâm lấy nước phun lên cây, hoặc xịt dung dịch dichlorvos 1000%.
  2. Sâu keo có kích thước nhỏ, dẹt, dài khoảng 4 mm, màu đen, là loài gây hại nghiêm trọng nhất đối với các loài đỗ quyên, chúng thường hút nhựa lá ở mặt sau lá và tạo ra các đốm vàng, đốm trắng trên lá, làm cây yếu đi và ảnh hưởng đến sinh trưởng. Cây trồng trong nhà kính rất dễ bị loài này tấn công. Bạn có thể phun trichlorfon 90% tỷ lệ 1:1000 nước hoặc 40% omethoate EC 1:1500 lần nước hoặc 50% fenitrothion 1:1000 – 1500 lần nước.
  3. Rệp và ốc sên chủ yếu gây hại trên cành và lá non của cây, nhẹ thì lá sẽ mất màu xanh còn nặng thì sẽ quăn lại, cứng và giòn, không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Bạn có thể phun lưu huỳnh vôi Baume 0.5 độ 1 lần vào háng 10 và đầu mùa xuân vào tháng 3.

V. Phương pháp nhân giống

Bạn có thể nhân giống đỗ quyên bằng 5 phương pháp: giâm cành, ghép, xếp lớp, chia cành và gieo hạt, trong đó giâm cành là phương pháp phổ biến nhất và có số lượng nhân giống được nhiều nhất, xếp lớp là cách nhanh nhất còn ghép là phương pháp phức tạp nhất.

1. Giâm cành

Đầu tiên là làm hỗn hợp đất trồng gồm 40% đất vườn mùn, 20% phân hữu cơ và 40% cát sông. Giâm cành tốt nhất vào tháng 3 hoặc tháng 8 khi nhiệt độ từ 20 – 25°C. Bạn nên chọn những cành đã hóa bán gỗ của năm hiện tại làm cành giâm, dùng dao sắc cắt 1 đoạn dài 6 – 10cm, vết cát phải nhẵn, chỉ để lại 3 – 4 lá phía trên vết cắt. Mua vitamin B12 (hoặc các dung dịch kích rễ tương tự) rồi nhúng các cành vào dung dịch này, lấy ra và để khô một lúc trước khi giâm. Độ sâu giâm cành là 3 – 4 cm.

Trước tiên hãy dùng đũa chọc một lỗ rồi cắm cành giâm vào, dùng tay nén chặt đất xung quanh rồi tưới nước thật kỹ, đặt ở nơi không có ánh nắng trực tiếp, tưới nước hàng ngày trong vòng 10 ngày, sau 10 ngày thì chỉ giữ ẩm cho đất, có thể cần tới 2 tháng để cành ra rễ.

Phương-pháp-nhân-giống- giâm-cành-cho-đỗ-quyên
Phương-pháp-nhân-giống- giâm-cành-cho-đỗ-quyên

2. Xếp lớp

Phương pháp xếp lớp thường được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 4 – tháng 5. Đầu tiên lấy một cành khỏe 2 – 3 năm tuổi từ cây mẹ, dùng dao sắc cắt một vòng rộng khoảng 1 cm, cách đầu cành 10 – 12 cm sau đó quấn lỏng 2 lần bằng một miếng màng nhựa và buộc chặt, để đầu trên của màng nhựa mở ra, sau đó đổ đầy nước vào và bó lại cùng đất ẩm + rêu, sau đó buộc chặt lại (để hở đầu trên) và di chuyển chậu hoa đến nơi không có ánh nắng mặt trời. Sau khoảng 3 – 4 tháng, khi rễ dài 2 – 3 cm thì có thể cắt bỏ cành, tách khỏi cây mẹ và đem trồng vào bầu đất mới.

3. Gieo hạt

Do tỷ lệ tạo hạt của phương pháp lai tạo tự nhiên rất thấp nên việc thụ phấn nhân tạo thường được thực hiện để tăng tỷ lệ tạo hạt. Phương pháp chính là chọn những cây khỏe và ra hoa đẹp, chuyển vào nhà kính, chọn 3 – 4 hoa to và nở sớm, bỏ nhị hoa. Khi đầu nhụy xuất hiện chất nhầy thì dùng cọ mới nhúng phấn hoa cây đực và bôi vài lần. Sau 1 tuần thì chuyển chậu ra ngoài trời, sau khoảng 5 – 6 tháng thì sẽ thấy quả chuyển dần từ xanh sang nâu, hạt sẽ chín.

Thu hoạch hạt ngay và nên gieo ngay khi thu hoạch. Sau khi gieo hạt thường mất 5 – 6 tuần để hạt nảy mầm. Khi cây con mọc được 2 – 3 lá thì bạn có thể đem trồng vào chậu riêng, không trồng quá dày, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh mưa to, không bón phân. Đợi đến khi cây cao ~10 cm vào năm thứ 2 thì mới bắt đầu bón phân loãng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.