Đăng tiêu có tên khoa học là Campsis grandiflora, nó có nguồn gốc từ Trung Quốc đại lục và đã được du nhập vào Nhật Bản vào thế kỷ thứ 9. Nó cũng được trồng ở các vùng ấm áp của Châu Âu và Châu Mỹ. Trong y học Trung Quốc , hoa khô được gọi là liyoushoka và được sử dụng làm thuốc lợi tiểu và làm thuốc, thân cây cũng được sử dụng cho mục đích tương tự.

I. Đặc điểm hình thái & sinh trưởng

1. Đặc điểm hình thái

Đăng tiêu là một loài cây thân gỗ leo sống lâu năm, có thể leo cao tới 6 mét. Thân gỗ màu nâu, hơi bong, thân non có màu xanh.

  • Lá mọc đối hoặc mọc vuông góc nhau trên thân, mỗi lá có 4 – 5 cặp lá chét, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa. Lá chét dài 3 – 6 cm và rộng 1.5 – 3 cm, không có lông, có 5 – 6 gân bên, trục lá dài 4- 13 cm, cuống dài 5 – 10 mm.
  • Hoa mọc thành cụm ở nách lá hoặc đầu cành thành chùm dài 15 – 20 cm gồm 4 – 10 hoa, cánh hoa có màu cam đỏ, gốc cánh hoa nối với nhau tạo thành ống. Đường kính hoa 4 – 5 cm, cánh hoa dài 4-  5cm có thùy hình bán nguyệt. Đài hoa hình chuông dài 3 cm, xẻ ở giữa với các thùy hình mũi mác dài khoảng 1.5 cm. 4 nhị hoa nằm gần gốc ống cánh hoa, chỉ nhị mảnh dài 2 – 2.5 cm, bao phấn màu vàng, có hình zíc zắc. Nhụy phẳng có 2 thùy.
  • Quả là quả nang thon như quả đậu, đỉnh cùn, mỗi quả chứa nhiều hạt dẹt.
Đặc-điểm-hình-thái-&-sinh-trưởng-của-hoa-đăng-tiêu
Đặc-điểm-hình-thái-&-sinh-trưởng-của-hoa-đăng-tiêu

2. Đặc điểm sinh trưởng

Hoa đăng tiêu sinh trưởng nhanh nên phải cắt tỉa thường xuyên để duy trì dáng vẻ cũng như thúc đẩy cây ra hoa. Cây nở hoa từ tháng 6 cho đến tháng 9 và thu hút một lượng lớn côn trùng.

Cây chịu được sương giá rất tốt, chịu được nhiệt độ xuống tới -27°C trong thời gian ngắn nhưng tốt hơn là không nên thấp hơn -5°C, dù vậy đây là loài cây rất ưa nắng và nóng, thích đất hơi chua hoặc trung tính với hàm lượng mùn cao.

II. Tác dụng & ý nghĩa của hoa

1. Tác dụng

Loài này đã được trồng để làm cảnh từ xưa, thường được trồng làm hàng rào.

Hoa và vỏ thân cây được sử dụng trong y học cổ truyền, có tác dụng lợi tiểu và điều hòa kinh nguyệt, mặc dù thành phần và dược lý của nó vẫn chưa được biết rõ. Rễ, thân và lá cũng được cho là có thể điều trị bệnh gút, đau thấp khớp. Bên cạnh đó có những câu chuyện tâm linh như không nên đưa mũi lên ngửi hoa vì sẽ hại não hoặc nếu sương trên hoa chạm vào mắt sẽ bị mù, tất nhiên thông tin này chỉ là tham khảo.

2. Ý nghĩa

Hướng-dẫn-trồng-&-chăm-sóc-cây-đăng-tiêu
Hướng-dẫn-trồng-&-chăm-sóc-cây-đăng-tiêu

III. Hướng dẫn trồng & chăm sóc cây

Nếu trồng cây trong vườn thì đào hố rộng 50cm và sâu 60cm, lớp đất mặt được trộn với phân hữu cơ làm phân lót. Sau khi trồng tiến hành dựng giàn đỡ để cây leo lên. Cây mọc khá dài và có thể leo theo mọi hướng nên để đảm bảo leo đúng hướng thì thường xuyên quấn chúng quanh cột, hàng rào đã dựng. Ngoài ra có thể có những chồi mới sẽ xuất hiện trên mặt đất cách xa gốc cây một chút thì hãy cắt bỏ chúng khỏi gốc, cũng như những cành mọc ra từ giữa thân cây. Nếu trồng trong chậu nên dùng đất hỗn hợp theo tỷ lệ 6 phần đất Akadama (hạt nhỏ) và 4 phần đất mùn hoặc đất thịt pha cát.

Tưới nước thật kỹ mỗi khi bề mặt đất hơi khô. Khi cây đã bén rễ và phát triển thì không cần tưới cho đến khi đất bị khô do không có mưa và trong thời kỳ ra hoa, cần nhớ rằng độ ẩm đất quá cao sẽ khiến chồi bị rụng.

Sau khi trồng được một thời gian thì kết hợp thay đất, bón phân hữu cơ. Vào năm sau có thể bón 1 lần sau khi nảy mầm 10 – 15 ngày để thúc đẩy sự phát triển của cành và lá. Trước khi ra hoa 1 – 2 tháng thì giảm phân đạm và chuyển sang phân lân và kali để thúc đẩy ra hoa ví dụ 0,2% kali dihydrogen lên lá cứ 7 – 10 ngày một lần. Không bón phân vào mùa đông.

Bạn nên cắt bỏ tất cả các thân sao cho chiều dài còn lại của mỗi thân là 15 cm. Sau khi chồi bắt đầu phát triển, bạn nên chọn 4 hoặc 5 thân khỏe nhất và cắt bỏ tất cả những thân còn lại. Những thân bên cần được cắt tỉa hàng năm còn 2 – 3 chồi còn những thân bị suy yếu, khô héo, bị bệnh hoặc mọc sai hướng thì phải cắt bỏ. Sau một thời gian, các nhánh mới lại xuất hiện ở vị trí này, bạn cần chọn nhánh mạnh nhất và những nhánh còn lại sẽ phải cắt bỏ. Nên thực hiện quy trình cắt tỉa vào đầu mùa xuân, khi chồi vẫn chưa hoạt động.

Kiểm soát sâu bệnh

  • Trong số các loài gây hại, rệp là nguy hiểm nhất. Nó đậu trên hoa, sống thành đàn và hút hết nhựa cây. Bạn có thể phun bằng dung dịch xà phòng loãng hoặc thuốc trừ sâu 6% imidacloprid EC hoặc 2,5% deltamethrin. Đối với bọ phấn và côn trùng cánh vảy có thể phun 40% Dimethoate EC tỷ lệ 1:800-1200 lần nước lên cả hai mặt lá.
  • Tưới nước quá nhiều có thể làm thối rễ và nấm. Dấu hiệu là cây sinh trưởng yếu, chồi chết, lá vàng.
  • Bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng dễ gây rụng lá. Lúc này có thể phun bột carbendazim 50% tỷ lệ 1:1500 lần nước.
các-loại-côn-trùng-và-sâu-bệnh-có-thể-gặp-ở-cây
các-loại-côn-trùng-và-sâu-bệnh-có-thể-gặp-ở-cây

Lý do cây không nở hoa

Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng chỉ cây 4 –6 năm thì mới nở hoa nếu gieo từ hạt, còn nếu giâm cành thì chỉ nở hoa vào năm thứ 3. Ngoài ra cây không nở hoa có thể do thời tiết thay đổi kéo dài hoặc do bị sâu bệnh, nên cần phải đảm bảo điều kiện tốt nhất cho cây trong quá trình sinh trưởng.

IV. Phương pháp nhân giống

Hoa đăng tiêu thường được nhân giống bằng cách giâm cành, đôi khi là gieo hạt, xếp lớp hoặc phân chia.

  • Hạt giống được gieo vào tháng 3 – 5. Hạt có thời gian ngủ sâu, nếu gieo vào mùa xuân thì cần phân tầng trong 60 ngày ở nhiệt độ khoảng 4°C và độ ẩm tương đối là 30%. Hạt giống được gieo ở độ sâu 1.5 – 2 cm và duy trì nhiệt độ 20°C. Chồi xuất hiện sau 20 – 25 ngày và tỷ lệ nảy mầm thường đạt 60 – 75%. Ra hoa vào năm thứ 2 – 3.
thường-nhân-giống-đăng-tiêu-từ-hạt
thường-nhân-giống-đăng-tiêu-từ-hạt
  • Đối với giâm cành, chọn những cành khỏe cắt thành đoạn dài 10 – 15 cm sao cho có khoảng 3 đốt rồi vùi vào đất cát. Đảm bảo đất luôn ẩm cho đến khi nó ra rễ thì chăm sóc bình thường.
đôi-khi-được-nhân-giống-bằng-phương-pháp-giâm-cành
đôi-khi-được-nhân-giống-bằng-phương-pháp-giâm-cành
  • Nhân giống theo lớp: Chọn những thân mọc sát đất thì chôn nó xuống đất theo rãnh nhỏ rồi vùi đất lên, đánh dấu những chỗ có chồi để chờ rễ mọc ra từ đó. Sau khi rễ mọc ra 5-  8 cm thì cắt thành từng đoạn dài 10-15 cm sao cho chứa cả bộ rễ rồi đem đi trồng riêng.
nhân-giống-đăng-tiêu-bằng-phương-pháp-xếp-lớp
nhân-giống-đăng-tiêu-bằng-phương-pháp-xếp-lớp
  • Chia rễ: Khi cây ở trạng thái ngủ đông (thường vào cuối thu hoặc đầu xuân) thì đào cây lên và lấy dao chia bộ rễ cẩn thận sao cho mỗi phần rễ chứa ít nhất 10 rễ rồi đem trồng riêng (không được ngâm trong chất kích rễ).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.