Bằng lăng tím hay bằng lăng nước có tên khoa học là Lagerstroemia speciosa.
Contents
I. Đặc điểm hình thái & sinh trưởng
1. Đặc điểm hình thái
Đây là loài cây thân gỗ lớn có thể cao tới 25m; vỏ có màu xám, bề mặt nhẵn, thân cây hình trụ đường kính 20 – 50cm.
- Lá có nhiều lông, hình elip thuôn dài hoặc hình bầu dục, dài 10 – 25 cm và rộng 6 – 12 cm, đỉnh lá tù hoặc hơi nhọn, gốc lá rộng hình nêm hoặc tròn, có 9 – 17 gân bên, hơi cong ở mép lá, cuống lá dài 6 – 15mm.
- Hoa có màu đỏ nhạt hoặc màu tím, đường kính hoa 5 cm, chùy dài 15 – 25 cm có khi tới 46 cm, cuống dài 1 – 1.5 cm, tràng hoa có đường kính 6 – 8cm. Lá đài màu trắng nhạt và có hình phễu, dài khoảng 1 – 1.3 cm, có 12 gân, 6 thùy ở đỉnh xếp thành hình nhíp. Cuống hoa và đài hoa được bao phủ, có lông dày màu nâu vàng, đài hoa có 12 gân dài khoảng 13mm. Nhụy hoa có 3 đến 6 lá noãn, bầu nhụy hình cầu chứa 4 – 6 tế bào, dài khoảng 2 – 3cm; đầu nhụy nhị nhiều (100-200); chỉ tơ nhô ra ngoài tràng hoa, màu vàng.
- Quả nang hình cầu hoặc thuôn dài, dài 2 – 4cm, đường kính khoảng 2 cm, quả có màu nâu xám chứa 12 hạt, dài 10 – 15mm. Thời kỳ ra hoa từ tháng 5 – tháng 7 và thời kỳ ra quả từ tháng 10 – tháng 11.
2. Đặc điểm sinh trưởng
Loài này phân bố chủ yếu ở những vùng có khí hậu ẩm ướt như vùng ven sông, đầm lầy nhưng cũng có thể mọc ở rừng trên đất phù sa. Cây thích khí hậu nóng ẩm với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 – 23°C, chịu được sương giá nhẹ, nhiệt độ tối thiểu là -2°C trong thời gian ngắn, lượng mưa hàng năm là 1.500 mm. Yêu cầu về đất không khắt khe nhưng phù hợp nhất là đất thịt pha cát.
II. Tác dụng & ý nghĩa của cây
1. Tác dụng
Vỏ và lá cây có thể dùng làm thuốc nhuận tràng; hạt có đặc tính gây mê; rễ chứa tannin có thể làm chất làm se. Thân gỗ cứng có khả năng chống ăn mòn, màu đỏ và có giá trị hơn cả gỗ tếch. Người ta thường đào lấy rễ thái lát hoặc hái lá và phơi khô để làm dược liệu. Nhìn chung tác dụng của cây là giải độc, làm mát máu, cầm máu, điều trị vết sưng tấy, làm thuốc nhuận tràng hoặc gây mê. Lá dùng để hạ đường huyết, chống oxy hóa.
III. Hướng dẫn trồng & chăm sóc cây
1. Trồng & chăm sóc cây
Bằng lăng chủ yếu được trồng làm cây phủ xanh cảnh quan, làm đẹp sân vườn, công viên, đường phố đô thị, vườn hoa. Viêc trồng cây con cũng rất đơn giản: Đào hố to, bón đủ phân lót, trồng vào đầu mùa xuân trước khi cây nảy mầm và ra lá, tưới đủ nước, dựng cột chống để tránh sự phá hoại của con người hoặc động vật.
Chăm sóc cây sau khi trồng chủ yếu là giữ ẩm cho đất và phòng ngừa sâu bệnh cho cây con, đồng thời tỉa thưa kịp thời những cây quá yếu và lá rậm rạp.
3. Phòng trừ sâu bệnh
Các bệnh chính bao gồm bệnh đốm lá và bệnh thán thư.
- Giai đoạn đầu của bệnh đốm lá sẽ xuất hiện rải rác các đốm tròn màu vàng nhạt trên lá, về sau lan rộng thành các đốm màu nâu xám hoặc trắng.
- Bệnh thán thư gây hại trên lá, làm xuất hiện các vết hoại tử, vết bệnh có màu vàng nâu và viền đỏ tím. Bạn có thể phun dung dịch Anthracnose 60% Zinc tỷ lệ 1:600 lần nước.
- Côn trùng gây hại chủ yếu là sâu bướm và bọ trĩ. Để phòng trừ, bạn có thể kết hợp các phương pháp như cạo trứng thủ công hoặc sử dụng hóa chất. Cụ thể là phun hỗn hợp Bordeaux 1% để phòng bệnh, ddeert phòng trừ thì có thể phun dung dịch dichlorvos EC 80% tỷ lệ 1:500 lần nước.
- Đối với sâu bướm thì có thể sử dụng azadirachtin EC tỷ lệ 1:500-800 lần ở giai đoạn chồi non hoặc 5% Rotana EC 1:1000 lần nước (hoặc 1: 1000 – 3000 lần nhũ tương 90% trichlorfon hoặc 50% fenitrothion) trên các chồi mới. Ngoài ra có thể cân nhắc phun 40% dimethoate 1: 300 – 500 lần nước, hoặc 80% dichlorvos 1: 3000 lần, 50% fenitrothion 1: 1000 – 3000 lần nước trên các chồi mới.
IV. Phương pháp nhân giống
Các phương pháp nhân giống bằng lăng bao gồm gieo hạt, giâm cành hoặc phân nhánh nhưng chủ yếu là bằng gieo hạt. Sau khi quả chín thì không nên để lâu trên cây vì sẽ làm giảm tỷ lệ nảy mầm, tốt nhất nên gieo ngay sau khi hái hoặc trộn hạt với cát ướt để bảo quản. Phải mất 1 tháng để hạt nảy mầm, cây giống 2 năm tuổi có thể cao khoảng 1.5 mét.
Thu thập hạt giống: Quả chín dần từ tháng 10 – tháng 2 năm sau, khi chín thì quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu xám, không rụng, một số quả bị nứt. Nên chọn cây khỏe để thu hoạch hạt và gieo ngay, tỷ lệ nảy mầm trên 30%. Cây mẹ nên có tuổi đời từ 5 – 20 tuổi, sinh trưởng tốt, thân thẳng, không bị sâu bệnh. Trước khi gieo thì nên ngâm hạt trong nước 60°C trong 24 giờ hoặc gieo ngay vào đất. Sau khi gieo xong phủ cát mịn hoặc rơm rạ sao cho không nhìn thấy hạt. Có thể gieo hạt vào mùa xuân và mùa thu. Nhiệt độ tốt nhất để hạt nảy mầm là 20°C.
Khi cây con cao 10 – 15 cm có thể chuyển ra vườn, mật độ trồng 20cm × 30cm.