Dạ lan hương có tên khoa học là Hyacinthus orientalis, là một loài hoa thân củ được trồng nhiều vào mùa đông vì khả năng chịu rét tốt, hoa cũng có mùi thơm nên rất thích hợp trồng ngoài sân hoặc trong các thùng nhỏ. Điều thú vị khác là bạn có thể trồng thủy canh hoàn toàn trong nước.

Loài này có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Địa Trung Hải và có niên đại từ thế kỷ 15. Số lượng các giống được trồng đạt đỉnh điểm vào cuối thế kỷ 19 và giảm dần trong 100 năm tiếp theo. Sau Thế chiến thứ 2, diện tích trồng dạ lan hương trên toàn thế giới đã đạt mức thấp kỷ lục và chỉ còn 50 giống có thể trồng trọt và sản xuất và hầu hết trong số này là những giống được phát triển từ TK17. Từ những năm 1950 – 1970, trên toàn thế giới chỉ có khoảng 10 giống mới được phát triển. Hà Lan là nước xuất khẩu chính, năm 1995, giá trị sản lượng hoa trồng trong chậu là 12,2 triệu USD.

Dạ-lan-hương-(tiên-ông)-Đặc-điểm,-giá,-cách-trồng-&-chăm-sóc
Dạ-lan-hương-(tiên-ông)-Đặc-điểm,-giá,-cách-trồng-&-chăm-sóc

I. Đặc điểm hình thái & sinh trưởng

1. Đặc điểm hình thái

Đây là cây thân củ, củ có đường kính 3 – 7cm, cây cao trung bình 20 – 40cm. Dựa trên màu sắc của củ có thể dự đoán màu sắc của hoa. Củ có vảy màu tím thì hoa màu xanh lam, xanh nhạt hoặc tím; củ có vảy màu xám nhạt thì hoa màu trắng; củ có vảy màu xám kem thì hoa màu vàng; củ có vảy màu hoa cà thì hoa màu hồng.

  • Lá mọc từ thân củ theo hình xoắn ốc, có 4 – 6 vòng mỗi củ, lá dài 15 – 35 cm và rộng 2 – 4 cm, bề mặt bóng và có màu xanh nhạt, chứa nhiều thịt.
  • Hoa mọc thành chùm dài 20 – 35 cm với 20 – 50 bông trên một cuống dài ~ 30cm, có mùi thơm, màu sắc đa dạng như màu tím, xanh lam, trắng, vàng nhạt, hồng, đỏ… mỗi hoa dài 2 – 3.5 cm và có 6 thùy ở đầu. Bao phấn dài hơn chỉ nhị. Thời kỳ ra hoa là đầu mùa xuân, thời gian ra hoa kéo dài khoảng 10 – 15 ngày.
  • Quả là quả nang nứt ở lưng, dài 1 – 1.5 cm, nhiều thịt, khi chín mở thành 3 thùy, chứa khoảng 5 – 10 hạt. Hạt màu đen hình bầu dục, dài khoảng 2.5 mm.
Đặc-điểm-hình-thái-&-sinh-trưởng-của-hoa-tiên-ông
Đặc-điểm-hình-thái-&-sinh-trưởng-của-hoa-tiên-ông

2. Đặc điểm sinh trưởng

Cây ưa nắng, chịu lạnh tốt, thích hợp trồng ở môi trường mát ẩm, đất cát tơi xốp, màu mỡ, có thể trồng trong đất hoặc trong nước đều được. Các bộ phận trên mặt đất sẽ bắt đầu khô héo và chuyển sang trạng thái ngủ đông vào đầu tháng 6. Trong quá trình sinh trưởng, rễ củ phát triển tốt nhất khi nhiệt độ từ 2 – 6°C, nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của chồi là 5 – 10°C, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lá là 5 – 12°C và nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự ra hoa là 15 – 18°C. Nhiệt độ bảo quản củ giống là 20 – 28°C.

Vì sao bị ngứa sau khi chạm vào cây? Có những chiếc gai rất nhỏ trên thân cây do một loại khoáng chất gọi là raphide hoặc canxi oxalate có hình dạng giống như những sợi lông ngắn nhỏ. Cơ chế bảo vệ này cũng được tìm thấy trong lá của nhiều loại cây, gây cảm giác ngứa ngáy. Do đó, bạn nên đeo găng tay khi trồng hoặc rửa tay sau khi trồng.

II. Tác dụng & ý nghĩa của hoa

1. Tác dụng

Dạ lan hương chứa tinh dầu, cồn (benzyl, phenylethyl, cinnamic), heptanol-1, oenanthol, cholchicine, cinnamaldehyde, benzaldehyde, cũng như este metyl axit α-methoxybenzoic, este axit N-methylanthranilic, các chất này có nhiều ứng dụng trong y học như cồn xoa bóp chữa đau khớ, hàm lượng cholchicine giúp điều trị bệnh gút, cánh hoa được sử dụng để làm mặt nạ đắp mặt.

2. Ý nghĩa

Tên khoa học của nó là Hyacinthus orientalis, xuất phát từ thần thoại Hy Lạp. Theo truyền thuyết, thần mặt trời Apollo và thần gió Zephyrus cùng yêu Hyacinthus nhưng cuối cùng Hyacinthus lại chọn Apollo, Zephyrus vì hận mà giết chết Hyacinthus. Apollo tuyệt vọng nói với Hyacinthus trên vũng máu: “Anh muốn khắc dấu tình yêu của anh dành cho em”. Cuối cùng, trên bãi cỏ vấy máu của Hyacinthus, những bông hoa dạ lan hương mọc lên.

Vì thế hoa có ý nghĩa là “ký ức vĩnh cửu”, tượng trưng cho sự “tái sinh”. Màu sắc khác nhau cũng có những ngôn ngữ khác nhau:

  • Hoa màu xanh: Tượng trưng cho sức sống bền bỉ, tâm hồn thuần khiết. Nó thường được tặng cho người bệnh thay lời chúc mau chóng khỏi bệnh. Ở Anh, nó còn có nghĩa là hạnh phúc, trong sáng và là một loài hoa cưới.
  • Hoa màu tím: Tượng trưng cho nỗi buồn, mang hàm ý hối tiếc và xin lỗi nên nếu bạn đang cãi vã với người khác và muốn gửi lời xin lỗi thì hãy tặng hoa này.
  • Hoa màu đỏ tượng trưng cho lòng biết ơn và sự đồng cảm, phù hợp tặng cho người ấy vào ngày lễ tình nhân hoặc ngày kỷ niệm.
  • Hoa màu vàng tượng trưng cho cảm giác ấm áp, năng lượng và hạnh phúc, phù hợp tặng cho người yêu của mình. Nếu tặng cho bạn bè thì nó mang ý nghĩa tôn vinh họ vì dám nghĩ dám làm, suy nghĩ tích cực, đáng trân trọng.
  • Hoa màu trắng tượng trưng cho tình yêu thầm kín không dám thổ lộ.

III. Hướng dẫn trồng & chăm sóc cây

Ở các vùng cận nhiệt đới không thể nhân giống củ mà chỉ có thể mua nhập từ nước ngoài.

1. Trồng cây

1. Thủy canh

Dạ lan hương trồng trong nước thường nở hoa sớm hơn so với trồng trong đất, ngoài ra vì hoa có mùi thơm nồng, tốt nhất nên đặt ở ban công thoáng mát, phòng khách hoặc bậu cửa sổ. Hầu hết cây trồng thủy canh sẽ chỉ sống được 1 năm vì nó tiêu thụ quá nhiều chất dinh dưỡng dự trữ, khó nở hoa trở lại vào năm sau, tuy nhiên bạn có thể trồng thử lại trong đất. Các bước thủy canh như sau:

  1. Đặt củ vào bình thủy tinh, giữa mặt nước và củ phải cách nhau từ 1 – 2cm.
  2. Để bình vào chỗ tối và bịt lại bằng vải đen để khuyến khích rễ phát triển.
  3. Thay nước 3 –  4 ngày một lần và để ở nơi có nắng sau khi bén rễ.
Hướng-dẫn-trồng-&-chăm-sóc-cây-dạ-lan-hương
Hướng-dẫn-trồng-&-chăm-sóc-cây-dạ-lan-hương

2. Trồng đất

Cần lưu ý loài này không thích đất chua, độ pH phải từ 6 – 7, vì vậy hãy rắc vôi bột khoảng 2 tuần trước khi trồng củ, kết hợp bón phân gà cho đất. Bạn có thể chuẩn bị đất trồng là hỗn hợp Akadama, mùn lá và đá trân châu theo tỷ lệ 6:3:1 hoặc hỗn hợp đất vườn, cát, bột xương theo tỷ lệ 6:3:1. Nếu trồng trong vườn nên chọn vị trí có nhiều ánh nắng và thoát nước tốt.

Tưới nước thường xuyên cho đến khi củ ra rễ, sau đó chỉ cần tưới khi bề mặt đất khô. Khi lá bắt đầu héo (sau khi ra hoa) thì giảm dần tần suất tưới nước. Có thể bón phân lỏng 10 ngày / lần cho đến khi cây bắt đầu nở hoa, khi hoa nở thì ngừng bón phân.

Nếu trồng vườn thì có thể bón 3 lần: Lần đầu vào đầu mùa sinh trưởng, ngay sau khi lá xuất hiện, bón amoni hoặc kali nitrat tỷ lệ 20g / m2), lần 2 sau khi xuất hiện chồi, bón 10g amoni nitrat, 40g supe lân và 25g kali clorua / m2), lần 3 sau khi ra hoa, bón 40g kali clorua, 40g supe lân và 10g amoni nitrat mỗi m2.

Nên đào củ sau khi lá chuyển sang màu vàng (sau khi nở hoa) vì nếu củ không được đào lên thì năm sau chúng sẽ nở hoa xấu, củ đào lên cần được sấy khô trong 5 – 7 ngày ở 20° trong phòng tối, thông gió, làm sạch đất. Giai đoạn đầu duy trì nhiệt độ 25 – 26°C trong 2 tháng, giai đoạn thứ hai 1 tháng ở 17°C rồi mới trồng lại.

2. Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh mốc xám (Botrytis) gây hại trên lá, thân và hoa do nấm mốc phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt. Để ngăn ngừa bệnh thì nên trồng củ ở đất thoát nước tốt và không tưới nước lên lá. Cây bị bệnh phải bỏ.

Rệp và bọ trĩ là các loài gây hại cho lá, nụ hoa hoặc hút nhựa trên thân cây. Bạn có thể bắt bằng tay hoặc phun thuốc trừ sâu chuyên dụng.

đề-phòng-các-loại-sâu-bệnh-có-thể-gặp-phải-ở-hoa
đề-phòng-các-loại-sâu-bệnh-có-thể-gặp-phải-ở-hoa

IV. Phương pháp nhân giống

trồng-&-nhân-giống-dạ-lan-hương-chủ-yếu-từ-củ
trồng-&-nhân-giống-dạ-lan-hương-chủ-yếu-từ-củ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.