Cau cảnh có tên khoa học là Dypsis Lutescens, là loại cây kiểng lá được ưa chuộng trong những năm gần đây vì thân mảnh mai, lá thả dáng rất thon thả, xanh quanh năm, dễ trồng, lại có nhiều tác dụng trong thanh lọc không khí và hấp thụ chất độc hại, thậm chí có thể tăng độ ẩm cho không khí.
Contents
I. Đặc điểm hình thái & sinh trưởng
1. Đặc điểm hình thái
Cau cảnh là một loại cây bụi rậm rạp, cao trung bình 2 – 5 mét, đường kính thân 4 – 5 cm, phần gốc hơi to.
- Lá xẻ lông chim, dẹt và hơi cong xuống, dài khoảng 1.5 mét, có 40 – 60 cặp lông chim xếp thành 2 hàng màu xanh vàng, có bột màu trắng trên bề mặt. Lá hình mũi mác dài 35 – 50 cm và rộng 1 – 2 cm, đầu lá nhọn dài, có 2 thuỳ ngắn không bằng nhau. Cuống lá và trục nhẵn màu xanh vàng, mặt trên cuống có rãnh, mặt sau lồi.
- Cụm hoa mọc dưới bẹ lá dài khoảng 80cm, có 2 – 3 nhánh. Hoa nhỏ hình trứng, màu vàng vàng, mọc xoắn ốc; hoa đực có 3 lá đài và 3 cánh hoa, trên có gân sọc, 6 nhị hoa và nhiều bao phấn hình chữ D; lá đài và cánh của hoa cái giống như hoa đực, hình bầu, nhụy dày.
- Quả hình trứng ngược, dài khoảng 1.5 – 1.8 cm, đường kính 8 – 10mm, khi tươi có màu vàng khi chín có màu tím đen, vỏ nhẵn. Hạt hình trứng, nội nhũ đồng đều, ở giữa có một khoang dài và hẹp, phôi nằm ở bên. Thời kỳ ra hoa vào tháng 3 – 5 và thời kỳ đậu quả vào tháng 8.
2. Đặc điểm sinh trưởng
Cây cau cảnh ưa môi trường ấm áp, ẩm ướt, bán râm, thông gió tốt. Nó có thể chịu lạnh tương đối, sợ nắng gắt, thích hợp trồng ở đất tơi xốp, thoát nước tốt, nhiều mùn. Nhiệt độ tối thiểu phải trên 10°C, lý tưởng nhất là 23°C – 25°C.
III. Tác dụng & ý nghĩa của cây
1. Tác dụng
1.1. Làm cảnh
1.2. Thanh lọc không khí
Nó có thể hấp thụ các khí độc hại trong không khí như SO₂, HF, hơi thủy ngân; hấp thụ mạnh đối với clo và lưu huỳnh. Nó cũng có thể loại bỏ các chất có hại dễ bay hơi như benzen, trichloroethylene và formaldehyde trong không khí. Một phần nữa là cau cảnh có thể duy trì độ ẩm trong nhà ở mức 40% – 60%.
1.3. Làm thuốc
Cau cảnh còn có thể dùng làm thuốc, có tác dụng cầm máu ho ra máu, đại tiện ra máu. Quả non có tác dụng giảm nôn trớ, kích thích cảm giác thèm ăn, tiêu đờm, giảm say tàu xe và chóng mặt. Quả sống gọt vỏ và nhai trực tiếp giúp giảm tiêu chảy, đau bụng và chướng bụng, lợi tiểu.
2. Ý nghĩa
Hầu hết mọi người đều thích trồng cau vàng ở trong nhà bởi vì người ta tin rằng nó có thể khiến mọi người biết khiêm tốn và ân cần, lá cau mềm và tương đối nhạy cảm. Đôi khi trầu vàng có thể dùng trong các nghi lễ đón tiếp khách chơi nhà, nó thể hiện lòng tốt của gia chủ.
III. Hướng dẫn trồng & chăm sóc cây
1. Trồng & chăm sóc
- Đất trồng nên là đất chua. Gợi ý hỗn hợp đất trồng là đất vườn, đất mùn lá, than bùn, cát sông và một phần phân bón lót.
- Bởi cây cau vàng là cây có khả năng chịu hạn tốt. Vì vậy không cần phải tưới nhiều nước.
- Mùa hè cần tưới nước 1 – 2 ngày/ lần, tưới xuống gốc cây. Nếu độ ẩm không khí thấp thì có thể phun sương lên lá. Chỉ nên tưới vào sáng sớm hoặc xế chiều.
- Vào mùa đông chỉ nên tưới khoảng 10 ngày / lần và nên tưới vào buổi trưa, không tưới lên thân hoặc lá.
- Duy trì độ ẩm không khí > 65%.
- Nếu có thể thì bạn nên bón phân lỏng hoặc phân hỗn hợp 1 – 2 tuần / lần trong giai đoạn sinh trưởng để thúc đẩy cây phát triển mạnh và lá xanh bóng. Mùa hè có thể bón phân NPK nhiều đạm và kali, mùa đông bón phân hữu cơ.
- Nếu thiếu nitơ thì màu lá chuyển từ xanh đậm sang vàng đồng, cây sinh trưởng chậm lại.
- Nếu thiếu kali thì lá già chuyển từ màu xanh sang màu đồng hoặc màu cam, cong lại, toàn bộ thân cây héo, còi cọc.
- Mùa hè cần tránh ánh nắng trực tiếp, đặc biệt trước 8h sáng hoặc 16h chiều, nếu không sẽ khiến lá bị ố vàng rất khó phục hồi. Mùa đông thì ngược lại, nên tận dụng tối đa ánh mặt trời tự nhiên, nếu nhiệt độ quá thấp sẽ khiến là sẽ chuyển sang màu vàng.
- Thay chậu cho cây vào đầu mùa xuân cứ 2 – 3 năm thay 1 lần, những cây già thì có thể sau 3 – 4 năm thay 1 lần. Kết hợp cắt bỏ những cành chết và bị bệnh, những cành quá lớn. Cắt cành ở vị trí cách mặt đất 30 – 40 cm.
2. Phòng trừ sâu bệnh
Cây rất nhạy cảm với một số bệnh nhiễm nấm làm xuất hiện các đốm trên lá, lúc đầu nhỏ, sau đó lớn dần thành hình tròn hoặc hình bầu dục, màu nâu đỏ. Trong trường hợp này, bạn nên xử lý bằng thuốc diệt nấm, không phun thuốc lên lá.
- Bệnh bạc lá là một bệnh phổ biến do nấm gây ra, trường hợp nhẹ lá sẽ khô còn nặng thì cây sẽ chết. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở đầu và mép lá với các đốm nâu, sau lá có màu xám và trắng héo. Nguyên nhân chủ yếu là do mưa gió, nhiệt độ và độ ẩm cao. Khi mắc bệnh thì nên cắt bỏ cành/ lá bị bệnh kịp thời, kết hợp bôi thuốc diệt nấm chuyên dụng hoặc phun dung dịch thiophanate methyl 70% tỷ lệ 1: 800 lần nước, hoặc chlorothalonil 75% 1:1000 lần, định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần và phun liên tục 3 – 4 lần.
- Cháy lá chủ yếu do không khí quá khô hoặc nắng gắt, đôi khi có thể do bón phân quá nhiều. Phân bón hàm lượng nhiều gây hiện tượng thẩm thấu ngược vào tế bào rễ, làm cây mất nước, trường hợp nhẹ sẽ gây cháy đầu và mép lá, nặng thì sẽ gây thối rễ và chết.
Trong số các loài gây hại, mặt dưới lá có thể bị côn trùng cánh vảy gây hại, có thể loại bỏ bằng cồn hoặc bằng thuốc diệt côn trùng.
IV. Phương pháp nhân giống
Cau cảnh có thể được nhân giống bằng cách gieo hạt và chia cành nhưng gieo hạt ít vì tỷ lệ ra quả thấp.
1. Phân chia
Chọn những cây có gốc to, đào lên và bỏ một phần đất bầu cũ, dùng dao nhọn chia thành nhiều cụm rồi dùng tro thực vật hoặc bột lưu huỳnh bôi lên vết cắt để sát trùng, mỗi khóm phải có 2 – 3 cây và nguyên rễ. Nhúng rễ cây đã chia vào dung dịch chlorothalonil tỷ lệ 1:1500 lần nước trong 5 phút rồi trồng các cây con vào chậu và tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cho đến khi cây có dấu hiệu phát triển (mất khoảng 3 – 4 tuần). Tưới nước nhiều lần trong ngày để giữ ẩm cho đất và duy trì nhiệt độ 20 – 25°C, không bón phân. Sau 1 – 2 năm thì có thể trồng vườn hoặc đem ra ngoài trời.
2. Gieo hạt
Hạt giống được ngâm trong nước ở nhiệt độ 30°C trong 2 – 4 ngày, sau đó gieo vào hộp có đất than bùn tơi xốp. Nhiệt độ nảy mầm 20 – 25°C ở nơi có ánh sáng, ẩm ướt. Cây non có thể xuất hiện sau 3 – 4 tháng. Khi chiếc lá đầu tiên hình thành thì có thể trồng vào chậu 10 – 12 cm, sau đó dần chuyển sang chậu lớn hơn.